-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Thanh âm lịch sử vang vọng từ những bộ sưu tập nghệ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (P4)
Xuôi theo dòng lịch sử, kết thúc kháng chiến chống thực dân Pháp, xã hội Việt Nam thời bấy giờ lại bị chia tách bởi vĩ tuyến 17.
Vào thời điểm này, tầng lớp trí thức cuảng giới văn nghệ sĩ được mời tham gia tích cực vào sự phát triển văn hóa đại chúng, nơi mọi người không phân biệt giai cấp, đều có thể tiếp cận được. Họ được khuyến khích thực hành tam tòng: làm việc với dân, sống với dân, ăn với dân, đi khắp các nước, thăm các vùng sâu, vùng xa, quan sát và miêu tả cuộc sống vốn có. Đó cũng là điều mà các giáo viên mỹ thuật người Pháp cũng đã khuyến khích sinh viên của họ thực hiện.
Tranh sơn mài “Đập lúa đêm” (1972) của họa sĩ Nguyễn Tiến Chúng
Và một lần nữa, hàng loạt bộ sưu tập nghệ thuật phản ánh giai đoạn quan trọng của lịch sử Việt Nam với niềm lạc quan và nhiều hy vọng được ghi lại và được chia sẻ bởi đông đảo nhân dân trên thế giới.
Thực chất, nghệ thuật không tồn tại như một điều gì đó hoàn toàn trừu tượng, giống như một tôn giáo phổ quát nào đó. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều phát triển nghệ thuật của mình, nghệ thuật phát triển theo những điều kiện lịch sử, địa lý cụ thể và những điều kiện khác.
Và cũng có rất nhiều họa sĩ kiệt xuất xuất hiện trong những giai đoạn cụ thể với phong cách rất riêng, rất thu hút.
Tranh lụa “Tổ đan mây” (1960) của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh
Nằm trong phòng trưng bày nghệ thuật cuối cùng dọc hành trình đi tìm lịch sử nghệ thuật, tranh lụa “Tổ đan mây” của bậc thầy hội họa Nguyễn Phan Chánh đặc biệt thu hút khách tham quan. Tất cả sự duyên dáng, sức mạnh, sự sang trọng và sức sống của dân tộc đều nằm ở đó, trong tông màu đất câm được vẽ trên lụa.
Bộ sưu tập nghệ thuật của Nguyễn Phan Chánh có chất vượt thời gian cả về giá trị nghệ thuật, kỹ thuật và ý nghĩa lịch sử. Nó là sự kết hợp nghệ thuật đình và nghệ thuật chùa, thế tục và tâm linh. Họa sĩ đã mô tả một khung cảnh đơn giản từ cuộc sống hàng ngày và biến nó thành một hình ảnh thiêng liêng.
Mọi người Việt Nam đều có thể nhận ra và đánh giá cao điều đó. Mọi người yêu nghệ thuật cũng sẽ công nhận nó là một kiệt tác của nghệ thuật thế giới, bởi nó nắm bắt được bản chất của một dân tộc, một quốc gia và nâng tầm biểu tượng trong sự đơn giản của tác phẩm.
Xem thêm phần 1 tại đây
Xem thêm phần 2 tại đây
Xem thêm phần 3 tại đây
Biên dịch: Minh Hậu
Biên tập: Thu Huyền
Nguồn: The fine art of listening to a Vietnamese museum’s stories | e.vnexpress.net