-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Thanh âm lịch sử vang vọng từ những bộ sưu tập nghệ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (P1)
Một tác phẩm nghệ thuật không đơn giản chỉ phản ánh cái đẹp, xung quanh chúng còn là những câu chuyện mang giá trị lịch sử của một dân tộc. Đi qua các bộ sưu tập nghệ thuật đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Việt Nam tại Hà Nội, khách tham quan sẽ có thể chứng kiến chiều dài lịch sử dân tộc từ thời đại đồ Đồng đến cuộc cách mạng trong nghệ thuật điêu khắc đồng Việt Nam.
Một góc không gian trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Từ thời đồ đồng đến sự sơn mài (1000 TCN - 1925)
Bất kỳ ai đến với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, hành trình khám phá sẽ đều bắt đầu từ văn hóa Thời đại đồ đồng hoặc Đông Sơn, phát triển xung quanh khu vực đồng bằng sông Hồng từ năm 1000 trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ thứ nhất Sau Công nguyên.
Đồ tạo tác nổi tiếng nhất của thời kỳ đó là trống đồng Đông Sơn, được trang trí bằng các loài chim thần thoại, đặc biệt là loài chim Lạc bí ẩn và các hình tượng động vật khác. Hình ảnh sinh hoạt của con người: nghi lễ, săn bắn, câu cá cũng được tái hiện trên đồ đồng được điêu khắc này. Những chiếc trống đồng được trang trí tinh xảo đã chứng tỏ trình độ kỹ thuật cao trong nghề đúc đồng tại Việt Nam từ xa xưa.
Mặt trống đồng Đông Sơn được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Người Đông Sơn, còn được gọi là Lạc Việt, trồng lúa trên các cánh đồng, nuôi trâu, lợn hay các loại gia súc khác, đánh cá và chèo thuyền trên những chiếc thuyền độc mộc dài. Xã hội của họ là một xã hội nông nghiệp không khác gì nông thôn Việt Nam ngày nay.
Mỗi dân tộc đều có những câu chuyện riêng về nguồn gốc của mình.
Truyền thuyết kể rằng vua biển Lạc Long Quân và nàng tiên xinh đẹp Âu Cơ yêu nhau và kết hôn sau khi Lạc Long Quân cứu được Âu Cơ. Âu Cơ mang thai 100 trứng nở ra 100 người con trai lớn lên thành những chàng trai tuấn tú. Nhưng Lạc Long Quân muốn sống ở biển còn Âu Cơ lại nhớ núi rừng quê hương. Vì vậy, hai người quyết định đưa 50 người con theo Âu Cơ lên núi và 50 người con còn lại theo Lạc Long Quân xuống biển. Bờ biển và dãy núi Lạc Việt cứ như vậy mà phát triển, người Lạc Việt cứ như thế mà sinh sôi nảy nở.Cũng như vậy, rồng và tiên là đặc trưng nổi bật trong văn hóa Việt Nam và là mạch ngầm kết nối người dân với tổ tiên của mình, con Rồng và cháu Tiên.
Xem thêm phần 2 tại đây
Xem thêm phần 3 tại đây
Xem thêm phần 4 tại đây
Biên dịch: Minh Hậu
Biên tập: Thu Huyền
Nguồn: The fine art of listening to a Vietnamese museum’s stories | e.vnexpress.net