Tin tức

Thanh âm lịch sử vang vọng từ những bộ sưu tập nghệ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (P2)

Tiếp sau bộ sưu tập nghệ thuật các hiện vật từ thời cổ đại tại bảo tàng, “Apsaras” sẽ tiếp tục hành trình cổ tích. Khách tham quan sẽ lạc vào Vương quốc Champa, tương ứng với khu vực bờ biển miền trung và miền nam Việt Nam ngày nay từ khoảng thế kỷ thứ 2 đến năm 1832.

Trong thời thuộc địa Việt Nam, Campuchia và Lào được gọi chung là khu vực “Indochina” (Đông Dương). Lý do cho tên gọi này do 3 quốc gia Đông Nam Á này là nơi giao thoa của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc. Cụ thể tại Việt Nam, văn hóa của quốc gia phương Bắc ảnh hưởng nhiều tới các tỉnh miền bắc và dần dần lan rộng về phía nam.

Tượng đá Nữ thần Apsara và voi Champa bằng sa thạch có niên đại từ thế kỷ VII-IX

Trong khi đó, tôn giáo, văn hóa và xã hội Ấn Độ ảnh hưởng đến người Chăm khu vực Nam Trung Bộ và Nam bộ bây giờ. Người Chăm có thể nói rằng chính là những người đi biển và thương nhân hơn là những người trồng trọt và làm nông được cho là đến từ Borneo.

Tiên nữ hay thiên thần Hindu được gọi là Apsaras. Chúng nổi bật trong nghệ thuật Khmer và Chăm. Họ là những sinh vật thần bí nữ xinh đẹp và đã truyền cảm hứng, là đại diện cho hình ảnh quyến rũ nhất về cơ thể phụ nữ trong lịch sử nghệ thuật. Một hình ảnh khá phổ biến trong văn hóa Chăm là voi. Các nét vẽ hay chạm khắc hình voi tròn trịa, đầy đặn, bổ sung cho những bức tượng phụ nữ duyên dáng được trưng bày không chỉ riêng Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam mà tại nhiều viện bảo tàng khác dọc các miền đất nước.

Trong khi đó, tại phía Bắc, văn hóa Phật giáo lại hiện diện rõ nét. Mỗi làng hoặc xã Việt Nam có chùa dành riêng cho Phật và đình dành cho các hoạt động lễ hội, thánh địa phương và các hoạt động văn hóa khác. 

Tượng Phật Quan âm – một trong chín bảo vật quốc gia được lưu giữ trong bộ sưu tập bảo vật tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Tại Bảo tàng, bộ sưu tập hiện vật tái hiện nghệ thuật Phật giáo và tái hiện cuộc sống dân gian cùng được trưng bày. Cho dù, những tác phẩm đó có phảng phất sự tương đồng bởi sự giống nhau về tôn giáo như nhiều quốc gia chẳng hạn Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật bản hay là sự đơn giản từ cuộc sống hàng ngày, chúng vẫn tồn tại hài hòa, song song trong xã hội Việt Nam thời phong kiến. Đồng thời là nguồn cảm hứng bất diệt cho các tác phẩm nghệ thuật được để lại cho hậu thế ngày này có thể nhìn vào, để nhận thấy một thời kỳ lịch sử vàng son của dân tộc.

Xem thêm phần 1 tại đây

Xem thêm phần 3 tại đây

Xem thêm phần 4 tại đây

 

Biên dịch: Minh Hậu

Biên tập: Thu Huyền

Nguồn: The fine art of listening to a Vietnamese museum’s stories | e.vnexpress.net

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon