VN | EN

Tin tức

Thanh âm lịch sử vang vọng từ những bộ sưu tập nghệ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (P3)

Nghệ thuật Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp

Sự xuất hiện của thực dân Pháp đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội phong kiến Việt Nam thời điểm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Vào năm 1925, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định mở trường Mỹ thuật “École Supérieure des Beaux Arts de l’Indochine”, ngày nay là Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 

Tại ngôi trường này, nhiều danh họa Việt Nam xuất hiện cùng sự lan tỏa của các kỹ thuật sơn màitranh lụa truyền thống. Các giáo viên nghệ thuật người Pháp đã dạy chương trình học thông thường, yêu cầu học sinh vẽ những người mẫu khỏa thân từ cuộc sống và đi ra vùng nông thôn để vẽ và vẽ từ thiên nhiên. Điều này nghe có vẻ truyền thống và hàn lâm, nhưng đối với các họa sĩ mới vào nghề của Việt Nam, thấm nhuần truyền thống Nho giáo, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư duy nghệ thuật, hội họa Trung Quốc, đó thực sự là một cuộc cách mạng.

Bức tranh “Thiếu nữ bên cầu ao” của họa sĩ Lê Văn Đệ

Thế hệ họa sĩ đầu tiên của Việt Nam, là những sinh viên tốt nghiệp đầu tiên của École, sau này được tôn kính như những người sáng lập nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Đó là: Lê Phổ, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Lê Văn Đệ, Nguyễn Tường Lân, Lê Thị Lựu, Nguyễn Sáng, Nguyễn Khang, Huỳnh Văn Gấm, Dương Bích Liên,Tạ Tỵ.

Cuộc cách mạng trong nghệ thuật lần thứ 2

Cuộc cách mạng thứ hai trong nghệ thuật Việt Nam xảy ra vào năm 1945, khi chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam là một quốc gia độc lập.

Những người họa sĩ không chỉ dùng bút vẽ lên cái đẹp, họ còn sử dụng chúng như một công cụ để tái hiện lại các sự kiện lịch sử của đất nước. Một nhóm sinh viên xuất sắc đã tốt nghiệp École, đứng đầu là họa sĩ Tô Ngọc Vân, đã tham gia cách mạng và sử dụng tài năng của mình phản ánh cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài hàng chục năm giành độc lập, từ 1945 đến 1954. 

Tác phẩm sơn mài “Nghỉ chân bên đồi” của họa sĩ Tô Ngọc Vân

Các bức tranh nhuốm màu thời gian và lịch sử đó hiện đang được trưng bày trong nhiều bảo tàng, trong đó có Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chúng cũng là những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc, được sáng tác bởi các họa sĩ kiệt xuất, hay chính là những người chiến sĩ đấu tranh vì đất nước, nhân dân. Đây chính là cuộc cách mạng thứ hai trong nghệ thuật Việt Nam, khi các họa sĩ tạo nên các tác phẩm nghệ thuật phục vụ nhân dân chứ không phải để gây ấn tượng tại các triển lãm tranh dưới con mắt của các du khách tò mò.

Xem thêm phần 1 tại đây

Xem thêm phần 2 tại đây

Xem thêm phần 4 tại đây

 

Biên dịch: Minh Hậu

Biên tập: Thu Huyền

Nguồn: The fine art of listening to a Vietnamese museum’s stories | e.vnexpress.net

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon