Tin tức

Daigo Urushi: Chất liệu sơn mài hàng đầu của Nhật Bản - cội nguồn của lịch sử hội họa Nhật Bản (P1)

Chất sơn là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng của một bức tranh sơn mài. Đối với đất nước mà sơn mài được coi là tinh túy của nghệ thuật hội họa truyền thống như tại Nhật Bản thì chất sơn là mối quan tâm hàng đầu.

Urushi – loại sơn mài truyền thống của Nhật Bản được tinh chế từ nhựa cây Toxicodendron vernicifluum, được gọi là cây sơn mài Nhật Bản. Urashi nguyên chất có đặc tính kết dính mạnh và cũng có khả năng chống nước và lửa rất tốt. Để thu thập nhựa cây thô để làm sơn mài, thợ sơn thường phải rạch nhiều vết ngang trên vỏ cây, sau đó cạo nhựa cây để chúng tiết ra để bịt kín các vết cắt. 

Phải mất 10 năm để cây phát triển đủ lớn để có thể thu hoạch nhựa cây và chỉ có thể thu hoạch được 180 gram, hoặc khoảng một cốc nhựa cây. Đặc biệt mỗi cây chỉ có thể được thu hoạch một lần duy nhất để đảm bảo chất lượng nhựa sơn. Chính vì điều này, sơn mài Nhật Bản vô cùng quý giá, khiến người ta có câu: “Mỗi giọt urushi là một giọt máu”.

Urushi đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nghệ thuật hội họa Nhật Bản. Những chiếc bình sơn mài đã được phục hồi từ các địa điểm Jōmon có niên đại hơn 10.000 năm. Trong thời kỳ Asuka (593–710) và Nara (710–94), nhựa cây sơn mài Nhật Bản – urushi còn được sử dụng cho các tòa nhà như đền thờ, cũng như các công cụ linh thiêng của Phật giáo. 

Ngành công nghiệp sơn mài phát triển mạnh trong thời kỳ Kamakura (1185–1333) và Muromachi (1333–1568), và urushi được sử dụng trên bộ đồ ăn của quý tộc và áo giáp của chiến binh. 

Trong thời kỳ Edo (1603–1868), các xưởng vẽ tranh sơn mài hoặc phụ kiện sử dụng chất liệu sơn mài nổi tiếng đã khai sinh ra những truyền thống như đồ sơn mài Wajimanuri hoặc Aizunuri. Đây là những sản phẩm không chỉ được đánh giá cao nhờ chất lượng nghệ thuật hội họa, mà còn mang lại giá trị kinh tế khi xuất khẩu. Thậm chí còn có một không gian trưng bày nghệ thuật urushi trong phòng của Marie Antoinette trong cung điện ở Versailles. Tranh sơn mài và đồ sơn mài của Nhật Bản được tầng lớp quý tộc châu Âu yêu thích, và cái tên "japan" được gọi bởi lẽ đó, tương tự như "china" đồng nghĩa với đồ sứ, vì cả hai đều là hàng thủ công tiêu biểu của Đông Á.

Xem thêm phần 2 tại đây

 

Nguồn: Daigo Urushi: Japan’s Top Lacquer and the History of Its Art | nippon.com

Biên dịch: Minh Hậu

Biên tập: Thu Huyền

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon