VN | EN

Tin tức

Ảnh hưởng của sơn mài Đông Á đến nội thất châu Âu (P2)

Trong thế kỷ 17, sản phẩm sơn mài xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc là bình phong gấp theo phong cách truyền thống được làm bằng kỹ thuật rạch đặc biệt. Chúng được thực hiện bởi kỹ thuật “khắc đa sắc” phức tạp, tinh tế của các nghệ nhân sơn mài Trung Hoa.

Để phục vụ cho sở thích sơn mài ngày càng tăng của người châu Âu và để cạnh tranh với các mặt hàng sơn mài nhập khẩu, các thợ thủ công châu Âu đã cố gắng bắt chước sơn mài châu Á, Họ đã nghĩ ra các công thức phức tạp sử dụng các nguyên liệu sẵn có của họ, chẳng hạn như sandarac (nhựa của cây Thủy ở Bắc Phi) hoặc shellac (một loại nhựa có nguồn gốc từ chất tiết của một loài côn trùng sống trên cây ở Ấn Độ). Chất lượng sơn mài giả châu Âu rất đa dạng – một số xuất sắc cả về thiết kế và chất liệu đến mức ngày nay khó có thể phân biệt nó với sơn mài Đông Á thật nếu không kiểm tra chi tiết. Ở các nước châu Âu, các kỹ thuật bắt chước sơn mài châu Á được gọi bằng nhiều tên khác nhau, bao gồm “Vernis Martin” ở Pháp và đơn giản là “sơn mài”, hoặc “sơn mài châu Âu” ở những địa điểm khác. 

Khung gương sơn mài chạm khắc Trung Quốc được chế tác vào khoảng năm 1680 được đưa đến Anh Quốc

Tuy nhiên, các mặt hàng có nguồn gốc chính xác từ Đông Á vẫn được ưa chuộng hơn cả. Từ khoảng năm 1700, tủ văn phòng của Nhật Bản trở nên phổ biến ở Anh, thường có màu đỏ tươi với sơn trang trí bằng vàng và màu sắc. Tủ văn phòng và bộ ghế kiểu Nhật của Anh đã được xuất khẩu sang châu Âu, đặc biệt là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý và Đức..

Từ những năm 1670, tranh sơn mài hay đồ thủ công từ châu Á được nhập khẩu ngày càng nhiều vào lục địa già. Các thương nhân của Công ty Đông Ấn Anh đã nỗ lực cẩn thận để đảm bảo rằng đồ nội thất sơn mài của Trung Quốc đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước. Ngay từ những năm 1670, các nghệ nhân người Anh đã được cử đến Trung Quốc để đảm bảo rằng các mẫu đồ nội thất sử dụng chất liệu sơn mài được làm theo phong cách phương Tây. Vào thế kỷ 18, nhiều mặt hàng được sản xuất tại Trung Quốc để xuất khẩu sang châu Âu được trang trí bằng sơn mài đen và vàng, bắt chước loại sơn mài đắt hơn và hiếm hơn của Nhật Bản, mặc dù đây không phải là kỹ thuật sơn mài đặc trưng của Trung Quốc.

Tủ đứng chế tác với chất liệu sơn mài vào khoảng năm 1688

Xem thêm phần 1 tại đây

Xem thêm phần 3 tại đây

Xem thêm phần 4 tại đây

 

Nguồn: The influence of East Asian lacquer on European furniture | vam.ac.uk

Biên dịch: Minh Hậu

Biên tập: Thu Huyền

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon