Tin tức

Ảnh hưởng của sơn mài Đông Á đến nội thất châu Âu (P3)

Vào giữa thế kỷ 18, các sản phẩm sơn mài được chính những người Phương Tây chế tác ra ngày càng tinh vi hơn. Thậm chí đã có những xưởng chế tác các sản phẩm sơn mài tương đồng với các sản phẩm từ châu Á có tiếng tại nơi đây.

Nổi bật nhất trong số những nghệ nhân châu Âu này là gia đình Dagly. Một trong số các thành viên trong gia đình là Gérard Dagly (1660 – 1715), được triệu tập đến Berlin, nơi ông thành lập một xưởng chế tạo đồ vật Nhật Bản gần giống với sơn mài Nhật Bản. Anh trai của ông là Jacques Dagly (1665 – 1728) chuyển đến Dresden, thủ phủ của Sachsen, nơi cũng trở thành một trung tâm quan trọng để chế tác các mặt hàng sử dụng chất liệu sơn mài. Dresden được thành lập như một trung tâm văn hóa lớn bởi Hầu tước Augustus II của Sachsen, (1670 – 1733). Ông cũng chính là người đã thực hiện một bộ sưu tập nghệ thuật đồ sứ và sơn mài Đông Á lớn và muốn mở rộng sức ảnh hưởng của các sản phẩm của mình như đồ Nhật Bản sản xuất tại địa phương. Xưởng Dresden đã sản xuất các sản phẩm chất lượng cực cao với nhiều màu sắc khác nhau bao gồm xanh lam và trắng, những màu không thể có ở Đông Á do những hạn chế của sơn mài bản địa được sử dụng.

Các vật dụng phương Tây trở thành những bức tranh hội họa thứ thiệt nhờ vào chất liệu sơn mài đẳng cấp cùng kỹ thuật trang trí tinh tế từ nghệ thuật hội họa phương Đông

Tại Paris, một xưởng sản xuất đồ sơn mài Nhật Bản tương tự cũng được thành lập vào đầu thế kỷ 18. Một kỹ thuật đặc biệt đã được phát triển trong đó các vecni bóng có màu sắc tươi sáng từ đen đến đỏ, xanh lá cây và xanh đậm, được áp dụng cho đồ nội thất và vật dụng cá nhân như hộp hít và quạt. Vernis Martin được đặt theo tên của những người thợ xuất sắc nhất trong kỹ thuật chế tác bao gồm anh em Guillaume (1689 – 1749) và Etienne-Simon Martin (1703 – 1770) và đã trở thành một thuật ngữ chung chỉ sơn mài giả chất lượng cao được sản xuất vào thế kỷ 18 ở Pháp. 

Khi làn gió nghệ thuật phương Đông phát triển ở Pháp vào những năm giữa của thế kỷ 18, nhu cầu về sơn mài lớn đến mức những người buôn bán hàng xa xỉ (marchands-merciers) đã tháo dỡ tủ Nhật Bản và bình phong Coromandel của Trung Quốc được nhập khẩu vào những năm trước đó, để tái sử dụng các tấm sơn mài trên đồ nội thất mới của Pháp. Điều tương tự cũng đã được thực hiện ở quy mô nhỏ hơn ở Anh từ trước năm 1700, nhưng kỹ thuật này đã được hoàn thiện bởi những người thợ thủ công chuyên nghiệp ở Paris, những người có thể cắt và uốn sơn mài, đồng thời cân bằng trang trí trên tác phẩm hoàn chỉnh với những phần bổ sung của Nhật Bản. 

Ở cả Pháp và Anh, các sản phẩm trang trí lấy cảm hứng từ nghệ thuật hội họa và thiết kế từ Trung Quốc và các nước châu Á khác, được gọi là Chinoiserie, từ Chinois, tiếng Pháp có nghĩa là người Trung Quốc, đã trở thành một phong cách rất thời trang, ở đỉnh cao vào những năm 1750 đến 1765. Gương, giường và những chiếc tủ có ngăn kéo được làm từ sơn mài Nhật Bản hoặc được vẽ theo phong cách hội họa của Trung Quốc.

Xem thêm phần 1 tại đây

Xem thêm phần 2 tại đây

Xem thêm phần 4 tại đây

 

Nguồn: The influence of East Asian lacquer on European furniture | vam.ac.uk

Biên dịch: Minh Hậu

Biên tập: Thu Huyền

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon