Tin tức

Tranh sơn mài Việt Nam: Giữa chất liệu và lịch sử (Phần 1)

Việc sử dụng sơn mài trong nghệ thuật Việt Nam gắn bó chặt chẽ với tính vật chất khác thường của chất liệu như : độ trong và mờ, độ nhám và bóng, bề mặt và chiều sâu, độ sáng,... Sơn mài tự nhiên, hay còn gọi là sơn ta, đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ ở Việt Nam, vì tính thẩm mỹ và ứng dụng cao. Tranh sơn mài có một bề mặt cứng và không thấm nước, trong khi độ sáng được tạo ra bởi các lớp sơn mài vàng đỏ có thể làm đẹp đến mức mê say. 
Từ những năm 1930, sơn mài được sử dụng rộng rãi như một chất liệu vẽ tranh, được áp dụng cho các bề mặt phẳng, hai mặt. Điều này đã cung cấp cho các họa sĩ một con đường mới để tạo nên dấu ấn so với hội họa phương Tây, tạo ra một loại hình nghệ thuật hiện đại và riêng biệt. Sau năm 1954, trong thời kỳ hậu thuộc địa, những thử nghiệm với chất liệu sơn mài được coi là thành tựu quốc gia. 
Lịch sử của tranh sơn mài cũng được xem như một cuộc tìm hiểu liên tục về các đặc tính của chính chất liệu đó. Như họa sĩ Tô Ngọc Vân, một người nhiệt thành ủng hộ tranh sơn mài, đã viết trong văn bản giống như bản tuyên ngôn năm 1948 của mình:
"Tố chất rạng rỡ của sơn mài làm hài lòng những nghệ sĩ đang khao khát tìm ra một phương tiện mới, bắt mắt hơn và có chiều sâu hơn sơn dầu. Các chất của sơn mài "cánh gián", “sơn mài đen”, vàng và bạc trong sơn mài có thể thay đổi, linh hoạt, không còn là loại chất vô hồn… Không một màu đỏ nào của sơn dầu có thể so sánh với màu đỏ của sơn mài mà không bị lu mờ".
Triển lãm “Chất liệu Rạng rỡ: Cuộc đối thoại trong tranh sơn mài Việt Nam” lấy sơn mài làm dấu mốc khởi hành. Triển lãm giới thiệu hai tác phẩm nghệ thuật được làm bằng sơn ta . Bức đầu tiên,“Les Fées” (Những nàng tiên), được vẽ vào những năm 1930, trong thời kỳ hoàng kim của sơn mài bởi một trong những họa sĩ sáng tạo nhất của Việt Nam, Nguyễn Gia Trí. Với quy mô lớn và nhiều hiệu ứng hình ảnh, tác phẩm là một tuyên bố về khả năng biểu đạt của người thợ sơn mài. 
“Pro Se” là tác phẩm sắp đặt mới của nghệ sĩ đương đại Phi Phi Oanh, người Mỹ gốc Việt, hiện đang sống tại Hà Nội. Công cuộc sáng tác của cô trong thập kỷ qua đã hình thành ranh giới kỹ thuật và ý niệm của chất liệu sơn mài. “Pro Se” đã được Bảo tàng Quốc gia Singapore ủy quyền như một lời cảm ơn cho Les Fées, nhưng mối liên hệ giữa hai tác phẩm chỉ mang tính khái niệm hơn là hình thức. Cả hai đều sử dụng chất liệu sơn ta hữu cơ và chia sẻ quy trình sáng tác lặp đi lặp lại gồm các lớp sơn, mài và đánh bóng. 

Nguyễn Gia Trí. Les Fées (The Fairies). c. 1936. Lacquer on board. 290 x 440 cm. Collection of Géraldine Galateau, Paris.

Bức sơn mài "Les Fées" của họa sĩ Nguyễn Gia Trí

Nhưng trong khi tính biểu tượng và phong cách của “Les Fées” đáp ứng nhu cầu và giá trị của các nghệ sĩ ở Hà Nội trong những năm 1930, thì “Pro Se” là một nghiên cứu về mối quan hệ giữa chất liệu sơn màinghệ thuật thị giác đương đại. Thông qua một loạt các thành phần khác nhau, Pro Se” khám phá tiềm năng của một chất liệu vốn dĩ là vật lý gắn liền với khí hậu, trong thời đại mà hình ảnh ngày càng bị xem là số hóa, vật chất, phù du và dựa trên thiết bị công nghệ.

Sản phẩm dành cho Thị trường Thuộc địa, hay Sự bộc lộ cảm xúc hiện đại?
Việc sử dụng sơn mài làm chất liệu vẽ tranh bắt đầu từ những sáng tạo của các nghệ sĩ tại Trường Đại học Mỹ thuật Đông Dương (EBAI) ở Hà Nội, trong thời kỳ Pháp thuộc. Trường nghệ thuật được thành lập vào năm 1925 này đã thúc đẩy các khía cạnh của sư phạm nghệ thuật hàn lâm theo mô hình Châu Âu, chẳng hạn như vẽ từ cuộc sống và vẽ tranh bằng sơn dầu. Hiệu trưởng của trường, Victor Tardieu, cũng khuyến khích sinh viên địa phương hóa công việc của họ. 
Một xưởng vẽ sơn mài được thành lập vào năm 1927, nơi nghệ nhân Đinh Văn Thành, đã làm việc cùng với các sinh viên mỹ thuật như Trần Văn Cẩn,Trần Quang Trân, và hai giáo viên hội họa người Pháp là Alix AyméJoseph Inguimberty. Kết quả của sự hợp tác này là tìm ra một cách tiếp cận mới cởi mở và thử nghiệm nhiều kỹ thuật đối với sơn mài. Trường Đại học Mỹ thuật Đông Dương cũng tham gia vào việc sản xuất các mặt hàng thủ công để bán ở thị trường thuộc địa, do đó một số nghệ sĩ đã sản xuất đồ nội thất và hộp sơn mài, cũng như các bức tranh sơn mài. 
Tuy nhiên, sự phân biệt giữa nghệ thuật và thủ công, nghệ sĩnghệ nhân, là một vấn đề nhạy cảm trong thời kỳ này, gắn liền với nền chính trị văn hóa của thuộc địa. Sự phân chia giữa “nghệ sĩ” người Pháp và “nghệ nhân” Việt Nam ngụ ý một thứ bậc về giá trị và địa vị. Một số nghệ sĩ Việt Nam bắt đầu đấu tranh cho vị trí nghệ sĩ của họ, bác bỏ vị trí thấp kém hơn mà các diễn ngôn thực dân đã cố gắng gán cho họ. 
 

A salon exhibition in Hanoi, showing lacquer paintings by graduates of the EBAI alongside musical instruments and glasswares, 1936. Image courtesy of Institut national d'histoire de l'art, Paris, fonds Victor Tardieu (archives 125, 9).
Năm 1936 một triển lãm được tổ chức ở Hà Nội đã trưng bày các bức tranh sơn mài của các sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật Đông Dương cùng với các nhạc cụ và đồ thủy tinh. Hình ảnh được cung cấp bởi Học viện Nghệ thuật Quốc gia, Paris, Victor Tardieu (tài liệu lưu trữ 125, 9).
Ông Trí được công nhận rộng rãi là nghệ sĩ đã tách sơn mài ra khỏi lĩnh vực nghệ thuật trang trí và thủ công. “Les Fées” được vẽ khá sớm trong sự nghiệp của ông, và là một tác phẩm to được thực hiện bằng mười tấm khổ dọc, hẹp. Đó là một trong những bức tranh nổi bật và tham vọng nhất của ông. Vì Nguyễn Gia Trí từng là họa sĩ minh họa và vẽ tranh biếm họa cho các tạp chí định kỳ Hiện đại hóa Phong Hóa và có mối liên hệ với giới trí thức văn học Hà Nội, những người có ý định hiện đại hóa cả xã hội Việt Nam và các hình thức biểu đạt văn hóa của nó.
Như vậy có thể thấy những thử nghiệm của ông trong sơn mài song song với những bước tiến phát triển mới của văn học và thơ ca Việt Nam. Các khía cạnh của Les Fées cũng có thể được cho là có liên quan đến các nguồn từ nghệ thuật Châu Âu (đặc biệt là Henri Matisse - Nguyễn Gia Trí dường như đã đề cập đến Niềm vui Cuộc sống năm 1905-1906 của Matisse cho sáng tác Les Fées ). Ngoài ra, có thể nhìn về phương tiện sơn mài của ông Trí qua lăng kính của chủ nghĩa dân tộc cuồng nhiệt. 
Điều đáng chú ý nhất của tác phẩm là sự đan xen của nhiều kỹ xảo và hiệu ứng khác nhau. Ở phía dưới bên trái, tác phẩm bắt đầu với một lớp sơn mài đỏ dày và mờ. Ngay phía trên, lớp sơn mài được phủ thành nhiều lớp mờ sau đó được mài lại, làm cho lớp sơn đỏ có vẻ như hòa tan và sau đó xuất hiện trở lại giữa các màu đen, nâu và các mảnh vàng. Hình dáng của một người phụ nữ xuất hiện trơn tru như một vùng màu, nhưng sự hiện diện của cô ấy phần lớn thông qua lớp phủ vỏ trứng tạo thành khuôn mặt và bàn tay. Phía trên, lớp sơn mài màu loang lổ đánh dấu một thân cây được chứa bởi một đường vàng dày, ngăn cách nó với một phần sơn mài đen, đục và sáng bóng.
Trong suốt quá trình sáng tác, họa sĩ Trí đã phóng đại sự may rủi trong sơn mài bằng cách sử dụng cùng một kỹ thuật để mô tả các dạng hiện tượng khác nhau: cách sử dụng lớp phủ vỏ trứng, mô tả ánh sáng một cách tinh tế trên một khuôn mặt. Trong khi ở những nơi khác; sơn vàng xuất hiện ở dạng lá và dạng bột, như những đường nét dày, biểu cảm và những đường mỏng tỉ mỉ, và được vẽ thành những vết rạch trên bề mặt tác phẩm. Bằng cách nhóm các hiệu ứng khác nhau này, người nghệ sĩ đã thu hút sự chú ý nhất quán đến tác phẩm, nhấn mạnh  cách xử lý các phần của bức tranh không được trau chuốt, gần như thô ráp. 
Trong các tác phẩm sau này, chẳng hạn như “Phong cảnh Việt Nam” (1940), trong bộ sưu tập của Bảo tàng Quốc gia Singapore, họa sĩ Nguyễn Gia Trí đã kết hợp nhiều kỹ thuật sơn mài tương tự trong một không gian, tạo ra một bố cục trầm lắng và tỉ mỉ. Ngược lại, cách xử lý sơn mài tự do và thử nghiệm có chủ ý trong “Les Fées” có thể được coi như một sự khẳng định về khả năng sáng tạo không giới hạn của người nghệ sĩ - một thông điệp có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh thuộc địa nơi tác phẩm được thực hiện.

Nguyễn Gia Trí. Landscape of Vietnam. c. 1940. Lacquer on board. 159 x 119 cm. Collection of National Gallery Singapore.
Nguyễn Gia Trí. Phong cảnh Việt Nam -1940. Sơn mài trên vóc. Kích thước 159 x 119 cm. Bộ sưu tập của Bảo tàng Quốc gia Singapore.
 
Nguồn: https://www.nationalgallery.sg/magazine/vietnamese-lacquer-painting-between-materiality-and-history
Biên dịch: Hưng
Biên tập: Ahndoar

 

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon