Tin tức

Sự trường tồn của Sơn mài Châu Á


Sơn mài là một loại chất liệu hiện đại, tự nhiên, và nó đến từ một loài cây độc đáo. Tính chất riêng biệt của sơn mài được các hoạ sĩ ưa chuộng và sử dụng xuyên suốt hàng trăm năm qua ở Châu Á trong việc trang trí bảo quan nội thất, đến tranh vẽ và điêu khắc. Kết quả của sự tỉ mỉ, kỳ công của những người nghệ sĩ đã sáng tạo ra những kiệt tác nghệ thuật tuyệt đẹp, bển bỉ với thời gian,
Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á là nơi lưu giữ một trong những bộ sưu tập quan trọng nhất về tác phẩm sơn mài Châu Á, bao gồm các bình có niên đại từ thời Chiến quốc ở Trung Quốc (thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên), bộ đồ ăn được làm một cách điêu luyện của Nhật Bản và hộp đựng hương của Miến Điện, các tác phẩm quý giá đã tiết lộ một mỏ thông tin về hóa học sơn mài, phương pháp xây dựng, nguồn và phong cách trang trí.


 Tác phẩm sơn mài "Ông Ba Mươi" của họa sĩ Hải Yến
Nhựa tự nhiên
Sơn mài dạng lỏng, thô được chiết xuất từ ​​các cây thuộc họ điều (anacardiaceae), tìm thấy ở khắp Đông Á và Đông Nam Á. Loại tốt nhất được biết đến là urushi, được trồng ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Urushi được thu hái bằng cách cắt vỏ cây và lấy chất lỏng chảy ra. Sau đó, nó được trải qua một loạt các công thức và kỹ thuật ứng dụng cẩn thận.
 
Hệ thống các lớp sơn
Nhựa cây thuộc họ Anacardium có một tính chất đặc biệt: trong điều kiện ấm, ẩm, nó sẽ cứng lại thành một lớp trong suốt, cứng như các loại sơn bóng, nhưng vì phải sơn từng lớp rất mỏng nên phải đắp nhiều lớp.
 
Một mảnh đồ sơn mài được kiểm tra mặt cắt ngang dưới kính hiển vi chứng tỏ nó bao gồm hơn 100 lớp. Thiết kế có màu đen, với ba sọc đỏ.
 
1.001 phương pháp
Sơn mài rất dính khi còn tươi và thường được sử dụng làm chất kết dính. Nó có thể kết dính các bộ phận lại với nhau hoặc được sử dụng để kết dính các mảnh vàng lấp lánh, vỏ óng ánh hoặc gương vào thiết kế. 
 
Bên dưới bề mặt
Giống như tất cả các tác phẩm nghệ thuật, kỹ thuật và phong cách trang trí đã phát triển theo thời gian. Ngay cả những hình thức truyền thống, chẳng hạn như hộp chạm khắc màu đỏ của Trung Quốc, có thể có những khác biệt nhỏ trong trang trí và thiết kế. 
Chụp ảnh phóng xạ cho thấy một chiếc đĩa ăn Trung Quốc có từ thời nhà Nguyên hoặc nhà Minh (1272–1644) được làm bằng sơn mài trên lõi gỗ.
 
Sửa chữa
Sơn mài siêu bền, nhưng sơn mài vẫn có thể bị thiệt hại nhờ nhiều lí do. Một vấn đề phổ biến được thấy khi lớp sơn mài vẫn bền, nhưng kết cấu đỡ bên dưới (thường là gỗ) bị hư hỏng. Ví dụ, đồ nội thất bằng gỗ sẽ giãn nở và co lại, khiến lớp sơn mài bị nứt hoặc bị hở.
Trong xưởng bảo tồn, một số bước có thể được thực hiện để ổn định nâng lớp sơn mài lên. Việc xác định vấn đề luôn đặt lên hàng đầu: bề mặt bị hư hại do ánh sáng hay vấn đề nằm sâu hơn không? Những chất liệu nào có bên dưới lớp sơn mài? Bao nhiêu chất sơn mài và nó có thể chứa những thành phần nào khác? Chỉ khi những câu hỏi này được trả lời, người bảo quản mới quyết định phương án xử lý; bởi vì mỗi đối tượng khác nhau, nên giải pháp sẽ phải được điều chỉnh cho từng phương pháp sửa chữa.
 

Việc so sánh hai mẫu sơn mài siêu nhỏ này đã giúp các nhà bảo quản xác định cách làm sạch mặt bàn này. Các lớp màu trắng xanh sáng (phía trên bên phải) là lớp sơn bóng phục hồi và sẽ được loại bỏ.
 

Một người bảo quản sử dụng tăm bông để thử nghiệm phương pháp làm sạch trên mặt bàn sơn mài này.
 
Đông và Tây: Các cách bảo tồn khác nhau
Ở Châu Á, sơn mài truyền thống thường được sửa chữa bằng cách thêm sơn mài mới làm lớp phủ trên bề mặt bị hư hỏng hoặc làm chất kết dính để giữ chặt các vảy nâng. Ưu điểm của phương pháp này là các vật liệu tương thích. Nhưng ở Hoa Kỳ, các nhà bảo quản lại đưa ra cách khác là “khả năng tương thích so với khả năng sửa chữa.” Cả hai triết lý đều có ưu, nhược điểm, và các nghiên cứu khoa học hợp tác gần đây đã chứng minh rằng các hoàn cảnh khác nhau có thể yêu cầu phương pháp này hoặc phương pháp khác, hoặc kết hợp cả hai phương pháp.
Các khu màu đánh dấu các quốc gia châu Á nơi các loại sơn mài khác nhau phát triển:
Màu đỏ: Toxicodendron vernicifluum ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản (urushi hoặc qi)
Màu tím: Gluta usitata ở Miến Điện và Thái Lan (thitsiol)
Màu xanh lá cây: Toxicodendron succedaneum ở Việt Nam và Đài Loan (laccol). Được sự cho phép của Viện Bảo tồn Getty.

Nguồn: https://collections.asianart.org/conservation-of-asian-lacquer/
Biên dịch: Hưng
Biên tập: Trang Hà

 

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon