Tin tức

Quá trình phát triển của tranh lụa Việt Nam (P1)

Do thời tiết khắc nghiệt và những cuộc chiến tranh triền miên, một phần lớn di sản mỹ thuật Việt Nam đã bị phá hủy. Những gì còn lại là các công trình kiến ​​trúcđiêu khắc lớn được làm bằng vật liệu bền như đá và gỗ. Số ít tranh lụa cổ sót lại là chân dung Nguyễn Trãi, Phùng Khắc Khoan và một số tranh trong các điện thờ. 

Kể cả khi, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Đông Dương, nơi đào tạo nghệ thuật chính quy đầu tiên của Việt được thành lập năm 1925, tranh lụa cũng ít được quan tâm đến. Các họa sĩ Việt Nam thời bấy giờ chủ yếu vừa học tranh sơn dầu, vừa học kỹ thuật vẽ tranh của phương Tây. 

Bức tranh "Người bán ốc" của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh (vẽ năm 1929, chất liệu mực và bột màu trên lụa bồi giấy)

Vào thời điểm này, những bức tranh lụa hiếm hoi được vẽ ra thường sử dụng những gam màu đơn giản. Nâu và đen được sử dụng cho các tông màu tối, còn màu sáng hơn là màu tự nhiên của lụa. Các bức tranh được vẽ trên một bố cục chặt chẽ với các nhân vật mang kích thước lớn và ít màu sắc. 

Đến năm 1957, tranh lụa chính thức được đưa vào chương trình giảng dạy của trường đại học. Các họa sĩ vẽ tranh lụa hiếm khi sử dụng màu sáng như trên tranh sơn dầu. Tông màu sáng trong tranh lụa được tạo nên bởi sự hài hòa, sắc thái của màu sắc cũng như cách sắp xếp gam màu của người họa sĩ. Các bức tranh có nhịp điệu gợi lên những cảm xúc nhất định, cũng như nhưng mảng sáng và mảng tối trên nó. Mảng bóng đổ được tạo nên từ sắc thái của sự vật, không phải bởi ánh sáng từ đâu đó chiếu vào mỗi vật thể. Nhờ sử dụng màu nước mà các nét vẽ trên tranh lụa có thể chuyển dần từ đậm sang nhạt, và ngược lại một cách chậm rãi nhưng tác phẩm vẫn mang lại cho người thưởng thức một cảm giác dịu dàng nơi ánh sáng và bóng tối gặp nhau một cách bất ngờ. 

Một bức tranh lụa của họa sĩ Trần Văn Cẩn sáng tác năm 1944

Kỹ thuật vẽ tranh lụa ở Việt Nam khác với các nghệ nhân Trung Quốc và Nhật Bản. Tranh lụa Trung Quốc ra đời trước tranh giấy. Kỹ thuật vẽ tranh lụa của các nghệ nhân của họ không khác nhiều so với kỹ thuật mà họ sử dụng để vẽ tranh trên giấy. Các nghệ sĩ Trung Quốc không sử dụng khung mà trải lụa lên một mặt phẳng. Ngày xưa, họ thường vẽ tranh bằng mực đen với những nét vẽ dày đậm; đan xen giữa khoảng màu sáng tối, giữa những nét vẽ khô với những nét mờ. Bên cạnh đó, các nghệ sĩ  Trung Quốc thường vẽ bằng mực và màu làm từ đất và đá. Người Việt Nam lại vẽ tranh lụa bằng màu nước. 

Kỹ thuật vẽ tranh lụa ở Việt Nam là sự kết hợp giữa kỹ thuật của các nước Châu Âu kết hợp với di sản nghệ thuật dân tộc. Các họa sĩ Việt Nam đã chế tác màu nước có thể vẽ trên bề mặt lụa. Đôi khi họ làm ướt lụa bằng nước trước khi sơn màu lên. Thậm chí, một số họa sĩ còn đổ nước lên bức tranh để rửa sạch các cặn màu bẩn trước khi tiếp tục sáng tác. Để làm được điều này, họ phải sử dụng một khung để căng lụa trên đó thay vì trải lụa lên mặt phẳng hoặc tấm bảng như các họa sĩ Trung Quốc đã làm. Khung cho tranh lụa không cần phải dày và chắc chắn như khung vải thông thường cho tranh sơn dầu vì lụa mỏng manh và không cần phải kéo quá căng.

Xem thêm phần 2 tại đây

Xem thêm phần 3 tại đây

 

(Lê Đức Tấn biên soạn, sử dụng thông tin từ “Kỹ thuật vẽ tranh lụa ở Việt Nam” của Nguyễn Thu, Trường Đại học Văn khoa Hà Nội - Nhà xuất bản Mỹ thuật, Hà Nội, 1994)

Biên dịch: Minh Hậu

Biên tập: Thu Huyền

Nguồn: THE EVOLUTION OF VIETNAMESE SILK PAINTING | vietnamheritage.com.vn

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon