VN | EN

Tin tức

Quá trình phát triển của tranh lụa Việt Nam (P2)

Sau khi miếng lụa đã được căng trên khung, người họa sĩ sẽ dùng bút lông bản rộng quét nước lên bề mặt tranh lụa để miếng lụa chùng xuống. Để các nét vẽ lên không bị nhòe, tranh lụa cần được bôi một lớp hồ từ nước vo gạo hòa với phèn chua. Khi tinh bột khô lại, họa sĩ dùng cọ sạch nhỏ một giọt nước ngọt lên bề mặt lụa để kiểm tra. Nếu nước thấm vào lụa mà không bị nhòe, điều đó có nghĩa họa sĩ có thể bắt tay ngay vào sáng tác. 

Sau khi đã phác thảo trên giấy, họa sĩ vẽ lại đường viền bằng mực đen hoặc bút chì đen đậm trên giấy, sau đó đặt giấy dưới lụa để vẽ. Với việc sử dụng khung vẽ như các truyền thống của Việt Nam, họa sĩ có thể di chuyển khung, lụa và giấy lót bên dưới k để kiểm tra, nhưng cũng có thể khiến màu nhỏ xuống bề mặt lụa

Tác phẩm tranh lụa của họa sĩ Lê Phổ

Khi sáng tác, họa sĩ cần phải vẽ một cách cẩn thận và tập trung. Bởi sau một lần vẽ, màu sẽ ngấm vào sợi tơ và rất khó tẩy xóa. Màu nước không giống như sơn dầu hoặc bột màu, tempera hoặc acrylic. Màu nước rất khó có thể bị che đi một khi đã được vẽ lên bề mặt lụa.

(Lê Đức Tấn biên soạn, sử dụng thông tin từ Kỹ thuật vẽ tranh lụa ở Việt Nam, của Nguyễn Thu, Trường Đại học Văn khoa Hà Nội - Nhà xuất bản Mỹ thuật, Hà Nội, 1994)

Cho đến những năm 1930 của thế kỷ trước, nghệ thuật Việt Nam không có một nhà sáng tạo nào, ngoài họa sĩ vẽ tranh lụa vang danh châu Âu là Nguyễn Phan Chánh. Một số họa sĩ đương thời với Nguyễn Phan Chánh, như Mai Thứ, Lê Phổ sống ở Pháp, cũng nổi tiếng với những bức tranh lụa mang đậm dấu ấn Việt Nam. Các nghệ sĩ tên tuổi khác như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Trần Bình LộcLương Xuân Nhị, Nguyễn Tường Lân, Nguyễn Tiến Chung, Lê Văn Đệ, mỗi người đều đã góp phần vào sự phong phú của nghệ thuật tranh lụa Việt Nam. Tất cả họ đều được học ở Trường Mỹ thuật Đông Dương. Người sáng lập và giám đốc của nó là ông Victor Tardieu, bạn cùng lớp với Matisse và Rouault. Ông Tardieu không bao giờ bắt buộc các sinh viên của mình phải tuân thủ các quy tắc thẩm mỹ của châu Âu. Ngược lại, ông luôn khuyến khích họ tìm về cội nguồn dân tộc.

Tác phẩm tranh lụa của họa sĩ Mai Trung Thứ

Qua hàng chục năm, tranh lụa Việt Nam đã trải qua hai giai đoạn phát triển. Trước năm 1945, các họa sĩ tìm kiếm vẻ đẹp tĩnh lặng của một thế giới khép kín. Kể từ năm 1945, họ lại tìm thấy vẻ đẹp đó trong sự tương phản rõ rệt của một thế giới mới hình thành.

(“Tranh lụa Việt Nam” của Hội Mỹ thuật Tạo hình Việt Nam, Nhà xuất bản Mỹ thuật xuất bản năm 1992, Hà Nội)

Xem thêm phần 1 tại đây

Xem thêm phần 3 tại đây

 

Biên dịch: Minh Hậu

Biên tập: Thu Huyền

Nguồn: THE EVOLUTION OF VIETNAMESE SILK PAINTING | vietnamheritage.com.vn


 

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon