Tin tức

Quá trình phát triển của tranh lụa Việt Nam (P3)

Những bức tranh lụa đầu tiên đến từ Trung Quốc và có niên đại khoảng thế kỷ thứ ba sau Công nguyên. Tất nhiên, rất có thể, tranh lụa có thể đã xuất hiện từ ​​rất lâu trước đó. Nhưng thực tế lụa không phải là chất liệu có thể duy trì độ bền lâu dài. Vậy người xưa đã bảo quản tranh lụa như thế nào? Để giữ tranh lụa được lâu, họa sĩ thường vẽ lụa theo chiều dọc bằng màu sắc tự nhiên, sau đó cuộn lại. Và chỉ thỉnh thoảng họ mới mở ra để giữ chất lượng tranh kéo dài đến một nghìn năm. Hơn nữa, với việc nghề sao chép tranh và chữ cổ được hình thành, vậy nên cứ sau vài trăm năm, các bức tranh và sách lại được sao chép lại.

Tác phẩm “Cung nữ cùng tiếng sáo” của họa sĩ Tạ Hùng Việt

Tuy nhiên, các họa sĩ của Trường Nghệ thuật Đông Dương và các họa sĩ thế hệ sau đã ngừng sử dụng màu tự nhiên và thay vào đó sử dụng màu nước trên lụa. Sau khi các tác phẩm được hoàn thành, một lớp giấy dán được tăng cường thêm ở mặt sau. Điều này về cơ bản đã thay đổi kỹ thuật của bức tranh lụa truyền thống. Người họa sĩ thực sự nhuộm màu trên tranh lụa của mình bời màu nước được hấp thụ vào sợi tơ tằm thay vì chỉ lưu lại trên bề mặt. Với tranh màu nước, họa sĩ cũng cần phải giặt và rửa tranh nhiều lần so với kỹ thuật truyền thống.

Ngoài ra, các họa sĩ trước đây thường bị thu hút bởi các sắc thái màu sắc trầm. Nhưng ngày nay tranh lụa được tạo ra với màu sắc sống động và tương phản. Trong khi vải và gỗ được sử dụng làm nền cho tranh sơn dầu hoặc sơn mài, nền cho tranh lụa thường không được phủ lớp bên ngoài. Ngay cả khi lớp phủ trong suốt được thêm vào, tính biểu cảm của các bức tranh vẫn được thể hiện qua độ mịn và bóng của lụa. Các sợi tơ tằm gần như còn nguyên vẹn, như thể từng sợi tơ được đóng đinh để dệt thành một bức tranh. Chính đặc tính đó của lụa đã tạo nên nguồn cảm hứng sáng tạo cho người họa sĩ.

Sự lấp lánh và huyền ảo cùng các sắc thái hình ảnh khác nhau sẽ trở nên rõ ràng hơn trên tranh lụa so với tranh khô. Tuy nhiên trong kỹ thuật vẽ ướt, các màu sắc khác nhau sẽ hòa tan trên bề mặt lụa, tạo ra màu xám đen, làm cho lụa trở nên sẫm màu. Với cách vẽ tranh lụa hiện đại sử dụng kỹ thuật ướt, tranh càng để lâu thì càng đậm màu. Một vấn đề khác với kỹ thuật này là giấy và hồ dán được sử dụng trên một số bức tranh sẽ phân hủy và phá hủy giấy và lụa sau một thời gian. Thậm chí đã có một số bức tranh lụa trong Viện Bảo tàng Nghệ thuật Việt Nam mới chỉ khoảng nửa thế kỷ nhưng đã có nguy cơ bị hỏng.

 

Tác phẩm “Ký ức Hạ Long” của họa sĩ Nguyễn Thị Thiền

Kỹ thuật của bức tranh cổ đại là tượng trưng và không mô tả những thứ như chúng ta thực sự thấy. Các bức tranh lụa hiện đại mới là hiện thực. Các họa sĩ cố gắng mô tả không gian ba chiều với sương mù, khói, hơi nước và cảnh thiên nhiên với nhiều cách diễn đạt khác nhau. Các bức tranh lụa hiện đại có chất thơ với màu sắc hài hòa hơn do các họa sĩ thường cố gắng không sử dụng các màu tương phản đậm. Chính vì vậy, các bức tranh lụa hiện đại của các họa sĩ trẻ ngày nay khó thể hiện được tâm trạng hiện tại của họ. Thời gian sáng tác tranh thường phải mất vài tuần, nhưng hiệu ứng với tác phẩm tạo ra không mạnh mẽ như tranh sơn dầu. Giá bán cũng thấp hơn nên nhiều họa sĩ không còn mặn mà với tranh lụa.

Xem thêm phần 1 tại đây

Xem thêm phần 2 tại đây

 

Biên dịch: Minh Hậu

Biên tập: Thu Huyền

Nguồn: THE EVOLUTION OF VIETNAMESE SILK PAINTING | vietnamheritage.com.vn

 

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon