VN | EN

Tin tức

Một số nguyên tắc khi vẽ tranh sơn mài Việt Nam (P2)

Dưới đây là những nguyên tắc khi vẽ tranh sơn mài được đúc kết từ kinh nghiệm của họa sĩ Nguyễn Gia Trí (1908 – 1193) được ghi chép trong hơn 10 năm “Nói về sáng tạo”, NXB Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2009. Ông là một trong những họa sĩ xuất sắc nhất của hội họa Việt Nam thế kỷ 20 và cũng là bậc thầy trong dòng tranh sơn mài nước ta.

Vẽ tranh sơn mài cũng giống như vẽ tranh ở thời Trung cổ vì nó đòi hỏi rất nhiều thời gian. Một bức tranh sơn mài có thể được bảo quản trong thời gian dài, càng để lâu càng tốt. Các lớp màu vẫn bóng và sáng, chất vàng và bạc vẫn còn nguyên vẹn. 

Vẽ một một tranh sơn mài rất khó. Bức tranh không chỉ có hai chiều, vì nó có sự sâu sắc của người họa sĩ. Sơn mài có sự “biện minh” đặc biệt của nó. Mỗi bức tranh của tôi (tức họa sĩ Nguyễn Gia Trí) chỉ là một bài tập mà tôi đã tự đưa ra cho mình.

Bức tranh sơn mài “Thiếu nữ bên đầm sen” của họa sĩ Nguyễn Gia Trí 

1982 - Màu sơn nâu đỏ, bạc (tiếng Việt gọi là cánh gián, giống màu cánh gián).

Họa sĩ không thể ép buộc được sơn mài. Đôi khi chính người họa sĩ phải phục tùng và phải làm hài lòng tác phẩm của mình. Sơn mài có nguyên tắc riêng của nó. Người ta phải nhìn tận mắt sơn mài.

1983 - Có một loại màu nâu đỏ không trong suốt. Khi được chiếu sáng, màu sắc sẽ không trở nên rực rỡ. Lớp màu này sẽ được sơn phủ lên khi muốn tổng thể bức tranh cùng sáng như nhau. Với sơn mài, người ta sẽ nhìn thấy một thế giới mới, rộng mở trước mắt. Màu đỏ son, vàng, bạc, vỏ trứng.

1984 - Một bức tranh bằng vỏ trứng thể hiện sự bình đẳng giữa vỏ trứng, vàng, bạc và sơn màu.

Màu sơn đen rất quý vì nó độc nhất và còn ánh lên màu xanh như của sắt. Đối tượng chính là sơn mài. So với màu nâu đỏ, đen, đỏ son, vàng và bạc, vỏ trứng là một chất liệu lạ và có phần khó làm. Biến vỏ trứng trở nên mềm mại và hài hòa một cách sống động với các màu sắc và chất liệu sơn mài lrất khó. Có thể nói đây là kỹ thuật khó nhất trong vẽ tranh sơn mài.

Làm tranh sơn mài nhằm mục đích tìm hiểu nhịp điệu quan trọng của nó. Độ mịn của sơn mài là độ mịn sống động. Tôi làm nghề sơn mài từ khi mới xuất hiện nên cũng bằng tuổi tranh sơn mài. Sơn mài là một sản phẩm mang tính đặc sản của Việt Nam.

Tranh sơn mài “Vườn Xuân Trung Nam Bắc” của họa sĩ Nguyễn Gia Trí

Năm 1985 - Nơi thờ Thánh Tổ nghề sơn mài Trần Tướng Công nằm tại làng Bình Vọng. Chùa Hương mất đi vẻ đẹp của nó khi bị biến thành một địa điểm du lịch. Nó cũng mất đi tính truyền thống và thiêng liêng.

1987 - Nhật Bản có tất cả các công cụ cần thiết để vẽ tranh sơn mài, nhưng nước này không có nghệ thuật sơn mài hiện đại. Tranh sơn mài rất khó vì nó bao gồm nhiều lớp.

1988 - Đánh bóng tự nhiên tranh sơn mài để có được độ mịn vừa ý. Thêm vào và vá những chỗ bị hỏng. Sơn mài phải để lâu mới thấm.

1989 - Trong khi đánh bóng tranh sơn mài, họa sĩ thường quét một lớp sơn mài. Sau đó, vào một thời điểm nhất định, mọi chi tiết trở nên sáng chói.

Tổng thể bức tranh sơn mài cùng tỏa sáng. Đừng phân biệt hoặc chú ý một cách đặc biệt vào bất kỳ vị trí nào. Mọi chi tiết phải được nhìn nhận như nhau.

Người ta có thể chèn vỏ trứng theo chiều ngang, chiều dọc, ngược hoặc về phía trước tùy theo ý muốn. Với sơn mài, họa sĩ phải chăm chỉ duy trì làm việc. Tự bản thân sơn mài sẽ thay đổi.

Xem thêm phần 1 tại đây

 

Biên dịch: Minh Hậu

Biên tập: Thu Huyền

Nguồn: SOME OF THE LAWS OF LACQUER PAINTING | vietnamheritage.com.vn

 

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon