-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Một số nguyên tắc khi vẽ tranh sơn mài Việt Nam (P1)
Dưới đây là những nguyên tắc khi vẽ tranh sơn mài được đúc kết từ kinh nghiệm của họa sĩ Nguyễn Gia Trí (1908 – 1193) được ghi chép trong hơn 10 năm “Nói về sáng tạo”, NXB Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2009. Ông là một trong những họa sĩ xuất sắc nhất của hội họa Việt Nam thế kỷ 20 và cũng là bậc thầy trong dòng tranh sơn mài nước ta.
Một bức tranh sơn mài nằm trong bộ sưu tập của nhà sưu tầm Trương Thuận
1978 - Các bức tranh được hoàn thành chỉ quan trọng khi có người chăm chút cho chúng. Họa sĩ đôi khi phải quan tâm tới những thứ khác nữa.
1979 - Với sơn bóng, cũng như tất cả các vật liệu khác, người vẽ tranh không thể buộc nó phải tuân theo mong muốn của mình. Ngược lại, họa sĩ phải quan tâm đến vật liệu, phải hiểu và tôn trọng tính linh hoạt của nó. Những bức tranh thể hiện phong tục hoặc phong cảnh địa phương có thể ngăn người sáng tác truyền tải cảm xúc của mình đến người xem từ các quốc gia khác.
1980 - Bắt đầu vẽ tranh sơn mài nghĩa là họa sĩ bắt đầu vẽ những bức tranh trừu tượng. Vì nó không thực như trong cuộc sống bình thường hàng ngày. Người vẽ tranh sơn mài nhìn vào cảm xúc sâu thẳm của mình, và không phải nhìn vào hình dáng bên ngoài của mọi vật.
Tác phẩm sơn mài “Thiếu nữ bên hoa Phù Dung” của danh họa Nguyễn Gia Trí
Người họa sĩ vẽ rất nhiều, vì càng vẽ sẽ càng nghiện nó và càng nghiện hơn sau mỗi ngày. Và không một chất liệu nào khác có thể làm điều này như sơn mài.
Tranh sơn mài đòi hỏi kỹ thuật công phu vốn không phải là thói quen được áp dụng trong sơn dầu.
Tranh sơn mài Việt Nam được vẽ nên bởi hệ thống kỹ thuật hoàn toàn mới với phương pháp riêng biệt.
Trước đây, khi thấy tôi (tức họa sĩ Nguyễn Gia Trí) làm việc tranh sơn mài, họa sĩ vẽ tranh sơn dầu I (họa sĩ Joseph Inguimberty) không thể hiểu được câu hỏi về "thời gian" trong tranh sơn mài. Ông rất thích sơn mài và rất muốn vẽ thử. Nhưng mỗi lần nhìn thấy và bắt gặp sơn mài, nó lại “ăn” ông khiến ông phải bỏ cuộc.
Màu nền, màu đen trên màu đỏ son, màu đỏ trên màu đen, màu đen trên màu bạc…
Với tranh sơn mài, câu hỏi đặt ra là độ mịn và độ bóng của bề mặt.
1981 - Tranh sơn mài yêu cầu bề mặt phải nhẵn mịn tuyệt đối. Ngay cả khi chỉ có một vết xước nhỏ, người họa sĩ phải chà lại khi xoa bột.
Trong năm học thứ hai, tôi (họa sĩ Nguyễn Gia Trí) không thể tiếp tục theo học và phải từ bỏ. Sau đó, khi khoa sơn mài được thành lập, tôi quay trở lại. Giờ học buổi sáng lúc đó đối với tôi là một cực hình. Tuy nhiên, tôi lại háo hức đi làm tranh sơn mài vào buổi chiều.
Biên dịch: Minh Hậu
Biên tập: Thu Huyền
Nguồn: SOME OF THE LAWS OF LACQUER PAINTING | vietnamheritage.com.vn