VN | EN

Tin tức

Cách Artsy thuyết phục các phòng trưng bày bán tác phẩm nghệ thuật trực tuyến (P5)

Sự trỗi dậy của âm nhạc kỹ thuật số đã dẫn đến sự lụi tàn của các cửa hàng băng đĩa và làm thay đổi cách thức thưởng thức âm nhạc của mọi người. Nhưng trong giới nghệ thuật, các mối quan hệ cá nhân, phòng triển lãm tranh thực và các sự kiện độc quyền vẫn tồn tại. Ashley Moellering, một nhân viên kỳ cựu của Sotheby’sChristie’s cho biết: “Quá trình chuyển đổi diễn ra rất chậm chạp. Nhiều giao dịch có giá trị lớn vẫn được thực hiện sau một cái bắt tay. Bên cạnh đó nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị thấp hơn chắc chắn đã được chuyển lên không gian số để hi vọng sẽ được mua tranh online.” Cũng theo Moellering, hầu hết các phòng triển lãm tranh hay nhà mua bán tranh cảm thấy rằng ngay cả khi họ không bán tranh trên Instagram, họ vẫn phải duy trì sự hiện diện ở đó và đăng về các hội chợ và buổi khai trương, chỉ để giữ tính nhận diện. Instagram là mạng xã hội dựa trên hình ảnh lớn nhất thế giới, đã trở thành hiện thân của thế giới nghệ thuật

Tác phẩm “Flower #1” (2020) của Nathan Ritterpusch được bán online trên Artsy

Thị trường nghệ thuật truyền thống bị phá vỡ cũng mở ra con đường tiềm năng hơn cho các họa sĩ và người kinh doanh độc lập. Các họa sĩ như Nathan Ritterpusch cũng đã thử nghiệm việc mua bán tranh trực tuyến với mong muốn tăng giá trị thu về. Một số tác phẩm của Ritterpusch xuất hiện trên Artsy và họa sĩ cũng tập trung xây dựng thương hiệu của mình trên Instagram. “Nếu cách bạn làm giống như bán một món đồ, chắc chắn sẽ khó tiếp cận mọi người. Điều quan trọng là phải xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn", họa sĩ chia sẻ. Tên của Nathan đang dần phổ biến hơn với công chúng khi liên tiếp là sự tiết lộ các sản phẩm đang được thực hiện, các cuộc viếng thăm studio, các chuyến đi đến khai trương và hội chợ,…

Thế nhưng không phải ai cũng hào hứng với sự chuyển mình này. McCormick, nhà phê bình nghệ thuật cho biết: “Tôi khá lo lắng khi có rất nhiều người muốn mua tranh online. Có vô số hình ảnh xuất hiện trên Twitter, Facebook và Instagram. Đó không phải là nghệ thuật. Ngay cả khi bạn đang thưởng thức một tranh hay tác phẩm điêu khắc trực tuyến, đó cũng không phải là nghệ thuật. Đó chỉ là những bức tranh nghệ thuật”. Không chiêm ngưỡng tận mắt một tác phẩm nghệ thuật như vậy cũng theo nhà phê bình nghệ thuật làm giảm đi giá trị và hạn chế cơ hội đưa ra quyết định sở hữu một bức tranh của một nhà sưu tầm tranh. Thế nhưng, nhìn vào mặt tích cực, “về mặt dân chủ hóa thị trường và mở rộng phạm vi khán giả, hình thức này đã hoạt động khá hiệu quả. Thị trường nghệ thuật trực tuyến đang phát triển trong khi thị trường chung đang giảm, vì vậy đó chính là một điểm sáng", McAndrew, nhà kinh tế thị trường nghệ thuật cho biết.

Tác phẩm tranh sơn dầu trên vải có tên “Snake” (2013) của họa sĩ Phạm An Hải trên Artsy

Giữa luồng ý kiến trái chiều, khi thực hiện mô hình mua bán tranh online như vậy, Artsy không tránh khỏi những trích trực tiếp thay vì cùng hợp tác và cố gắng. “Khi tôi cố gắng đưa các phòng triển lãm tranh lên nền tảng này, tôi đã nghe thấy rất nhiều điều, đại ý rằng nghệ thuật càng dễ tiếp cận, giá trị sẽ càng ít đi hơn”, Cleveland nói. Nhưng với ông, các thách thức và khó khăn đó chính là cơ hội, bởi lẽ “chúng ta đang sống trong thời đại mà mọi người dành quá nhiều thời gian để sử dụng điện thoại. Đối với rất nhiều người, một khi bạn nhìn thấy cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp hoặc một cảnh sách nóng bỏng trăm nghìn lần, điều đó có nghĩa bạn đã sẵn sàng cho một điều gì đó khác biệt.”

Xem thêm phần 1 tại đây

Xem thêm phần 2 tại đây

Xem thêm phần 3 tại đây

Xem thêm phần 4 tại đây

 

Biên dịch: Minh Hậu

Biên tập: Thu Huyền

Nguồn: How Artsy finally convinced galleries to sell fine art online | theverge.com

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon