VN | EN

Tin tức

Các giám tuyển đang vén màn bí ẩn về biểu tượng nghệ thuật quá cố Tamara de Lempicka (Phần 2)

Với những bức tranh chân dung phụ nữ môi đỏ được vẽ như những bức tượng với tông màu ngọc quý lộng lẫy, họa sĩ người Ba Lan Tamara de Lempicka đã trở thành một biểu tượng Art Deco sau khi qua đời năm 1980. Những hình vẽ của nữ hoạ sĩ lộng lẫy và đầy tâm trạng, dường như khao khát điều gì đó to lớn hơn khi để nhân vật tạo dáng trước những đường chân trời đông đúc hoặc sau tay lái của một chiếc xe hơi, khăn quàng cổ và váy xòe bay trong gió.

Nhưng Lempicka thường không được đánh giá đúng mức, tầm ảnh hưởng của nữ hoạ sĩ đã bị coi nhẹ, theo lời giải thích của giám tuyển Furio Rinaldi - người đã tổ chức triển lãm với nhà sử học nghệ thuật và người viết tiểu sử Lempicka Gioia Mori. “Nữ hoạ sĩ ấy đã được coi - chủ yếu bởi các nhà sử học nghệ thuật - là một hiện tượng của thời kỳ Art Deco… của thế giới trang trí và thời trang,” Rinaldi nói. “Nhưng thực ra hoạ sĩ Rinaldi còn ảnh hưởng hơn thế nhiều. Cô ấy là một họa sĩ tài năng và xuất sắc đáng kinh ngạc, có lẽ là một trong những người giỏi nhất thế hệ của mình.” Lempicka sinh ra vào cuối thế kỷ 19 trong một gia đình Ba Lan giàu có, mặc dù nơi sinh chính xác của cô vẫn chưa được biết. Sau đó, hoạ sĩ định cư ở St. Petersburg, nhưng buộc phải chạy khỏi Cách mạng Nga và đến Paris năm 1919. Ở đó, Lempicka kết hợp một số phong cách để tạo nên phong cách riêng của mình. Trong suốt sự nghiệp của mình, hoạ sĩ đã ghi chép từ phong trào tiên phong của Nga, các mặt phẳng phẳng của chủ nghĩa lập thể, sự thanh lịch của minh họa thời trang và quảng cáo, và bố cục và hình thức của thời Phục hưng Ý và các họa sĩ Tân cổ điển Pháp.

"La Belle Rafaëla" đầy gợi cảm, được vẽ vào năm 1927. Ảnh hưởng của Lempicka vừa cổ điển vừa hiện đại. 

Nhưng hoạ sĩ Lempicka là một người ngoài cuộc của các phong trào nghệ thuật lớn và không phải lúc nào cũng được coi trọng vì xuất thân quý tộc của mình - hoạ sĩ bị đặt biệt danh cay nghiệt là “Nữ bá tước với cọ vẽ” trên báo chí năm 1941. Ngày nay, thật khó để dàn dựng một cuộc triển lãm lớn về tác phẩm của Lempicka, giám tuyển Rinaldi giải thích, vì tranh vẽ và bản vẽ của hoạ sĩ Lempicka chủ yếu nằm trong các bộ sưu tập tư nhân, chứ không phải trong các bảo tàng, và có thể nhiều lần chuyển đổi tay sở hữu.

“Điều đó có tác động lớn đến sự đánh giá phê bình dành cho cô ấy, bởi vì Lempicka không được đại diện trong các bảo tàng và cô ấy không thực sự được coi là một phần của dòng chảy nghệ thuật chính,” giám tuyển Rinaldi nói.

Hoạ sĩ đã vẽ chồng đầu tiên của mình, luật sư Tadeusz de Lempicki, vào năm 1928.

Một bầu không khí bí ẩn

Lọn tóc xoăn, vải bay bổng, đôi môi đỏ và nền kiến ​​trúc mờ ảo tạo nên từ vựng thị giác của Lempicka. 

Năm 2021, de Young đã mua một bức tranh của Lempicka - một nghiên cứu về một cô gái trẻ với những lọn tóc xoăn và lông mày cong mà hoạ sĩ sáng tác năm 1937. Điều này khiến de Young trở thành viện đầu tiên ở nước Mỹ mua một trong những tác phẩm nghệ thuật của Lempicka, giám tuyển Rinaldi nói. Nhưng ba năm sau, các giám tuyển của de Young đã tổ chức một triển lãm đầy đủ với những tác phẩm hiếm và chưa từng được nhìn thấy trước đây.

Họ cũng đã phát hiện ra thông tin mới về hoạ sĩ bí ẩn này, người thường che giấu hoặc phóng đại các chi tiết về cuộc đời của mình và có sở thích giao tiếp thông qua các thông cáo báo chí kịch tính. Streisand, người đã viết một bài luận mở đầu cho danh mục triển lãm, mô tả Lempicka là một người phụ nữ “dễ dàng di chuyển qua những tầng lớp xã hội cao nhất - một người tóc vàng quyến rũ, lạnh lùng với một bầu không khí bí ẩn, người có người yêu cả hai giới tính.” Giám tuyển Rinaldi chỉ ra sự tinh tế của hoạ sĩ Lempicka trong việc tự quảng bá bản thân. “Hoạ sĩ đã tận dụng rất tốt phương tiện truyền thông thời đó,” ông nói. “Cô ấy đã nói dối về một số thứ. Cô ấy giới thiệu con gái mình là em gái - đôi khi là những điều ngớ ngẩn, đôi khi là những điều nghiêm trọng hơn. Nhưng chắc chắn điều đó cho thấy một người phụ nữ hoàn toàn kiểm soát cuộc sống và danh tính của mình, người đang xây dựng hình ảnh của riêng mình.”

Lempicka rất thích họa tiết hoa loa kèn, cả trong tranh tĩnh vật và chân dung. Bộ sưu tập của gia đình Peterson.

Một số sự phóng đại của Lempicka nhằm đặt cô vào những khoảnh khắc lịch sử quan trọng, chẳng hạn như tuyên bố của cô rằng cô đến New York từ Châu Âu vào đúng ngày thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1929, đẩy đất nước vào Đại suy thoái (thực tế cô đã đến vài tháng trước đó). Nhưng những sự trình bày sai lệch khác là một loại áo giáp, giống như danh tính Công giáo Ba Lan của hoạ sĩ, khi bằng chứng chỉ ra là hoạ sĩ đã được sinh ra ở Moscow, và nghiên cứu gần đây đã tiết lộ hoạ sĩ có nguồn gốc Do Thái. “Ông bà của nữ hoạ sĩ được chôn cất trong nghĩa trang Do Thái ở Warsaw, nhưng cha mẹ cô đã cải đạo sang Cơ đốc giáo và rửa tội cho con cái của họ,” Streisand viết. “Thật an toàn khi không phải là người Do Thái, và Lempicka rõ ràng hiểu điều đó. Cô ấy vẽ con gái duy nhất của mình, Kizette, trong chiếc váy Rước lễ lần đầu và đảm bảo rằng cô bé ấy được xác định là người Công giáo.”

 

(Xem tiếp phần 1phần 3)

 

Nguồn: Curators are unraveling the mysteries of the belated art icon Tamara de Lempicka 

Biên dịch: Huyền Trịnh

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon