VN | EN

Tin tức

Bức chân dung duy nhất còn sót lại của “Nữ hoàng 9 ngày”?

Lady Jane Grey – người được mệnh danh là “Nữ hoàng 9 ngày” của nước Anh – từng là quân cờ chính trị non trẻ trong những tranh chấp quyền lực thời Tudor. Sau gần 500 năm, các nhà nghiên cứu cho rằng họ đã phát hiện bức tranh sơn dầu chân dung duy nhất được vẽ khi bà còn sống – một tác phẩm hiếm gặp trong kho tàng tranh của họa sĩ châu Âu thế kỷ 16.

Chuyên gia bảo tồn của English Heritage tiến hành kiểm tra lần cuối bức chân dung trước khi được đưa ra trưng bày

Chuyên gia bảo tồn của English Heritage tiến hành kiểm tra lần cuối bức chân dung trước khi được đưa ra trưng bày

Một phát hiện hiếm có: Chân dung Lady Jane Grey trước khi qua đời?

Bức chân dung bí ẩn – hiện đang được bảo tồn bởi tổ chức English Heritage – được mượn từ một bộ sưu tập tư nhân, mô tả một thiếu nữ khoác khăn trắng và đội mũ trùm đầu đơn giản. Theo tư liệu, bức tranh được Anthony Grey, Bá tước thứ 11 xứ Kent, mua lại năm 1701 như là hình ảnh của Lady Jane Grey. Đây từng là hình ảnh biểu tượng của bà trong nhiều thế kỷ cho đến khi giới sử học hiện đại nghi ngờ danh tính thực sự của nhân vật trong tranh.

Kiểm chứng bằng khoa học và kỹ thuật hội họa

Để xác minh, English Heritage đã hợp tác cùng Viện Nghệ thuật Courtauld (London) và chuyên gia niên đại gỗ Ian Tyers tiến hành phân tích kỹ thuật. Kết quả phân tích niên đại vòng gỗ (dendrochronology) cho thấy tấm bảng gỗ có thể đã được sử dụng để vẽ tranh trong khoảng 1539 đến 1571 – trùng khớp với giai đoạn Lady Jane Grey sinh sống.

Với phương pháp định tuổi bằng số vòng thân cây, cho thấy tấm gỗ sồi có khả năng được dùng để vẽ tranh trong khoảng từ năm 1539 đến khoảng 1571 (theo English Heritage)

Bức tranh được vẽ trên hai tấm gỗ sồi Baltic từ hai cây khác nhau – một chất liệu phổ biến trong các tác phẩm hội họa châu Âu cổ điển. Đáng chú ý, mặt sau còn có dấu ký hiệu thương nhân, tương tự với dấu có trên một bức chân dung của Vua Edward VI – người tiền nhiệm của Lady Jane trên ngai vàng.

Công nghệ chụp phản xạ hồng ngoại (infrared reflectography) đã hé lộ nhiều thay đổi sau khi bức tranh hoàn thành – một kỹ thuật đang ngày càng phổ biến trong việc khám phá tranh nổi tiếng thế giới bị che giấu dưới lớp màu.

Công nghệ chụp phản xạ hồng ngoại cho thấy có nhiều thay đổi đáng kể trong trang phục và hướng nhìn của nhân vật kể từ khi bức chân dung ban đầu được hoàn thành

Công nghệ hồng ngoại cho thấy có những thay đổi đáng kể trong trang phục và vị trí ánh nhìn của nhân vật kể từ khi bức chân dung ban đầu được hoàn thành.

Những dải vải quanh tay phải có thể từng là ống tay áo trang trí hoặc phần của chiếc khăn khác nay đã biến mất.
Chiếc mũ trùm (coif) có hình dáng khác so với hiện tại, thậm chí từng có thể có mạng che mặt hoặc mũ trùm kiểu mũ trùm đầu hoàng gia.
Ánh mắt của nhân vật ban đầu hướng sang phải, nay đã được vẽ lại nhìn sang trái.
Đặc biệt, phần mắt, miệng và tai đã bị cào xước – có thể do động cơ chính trị hoặc tôn giáo. Một bức chân dung sau khi mất của Jane tại National Portrait Gallery (London) – nơi lưu trữ nhiều tranh sơn dầu nghệ thuật và tranh họa sĩ nổi tiếng – cũng mang những dấu hiệu tương tự.

Theo English Heritage, những chỉnh sửa này có thể được thực hiện nhằm "làm dịu" hình ảnh, giúp nhân vật trông giống một nữ đạo Tin Lành, đúng với cái chết vì chính nghĩa của bà.

Danh tính vẫn là ẩn số, nhưng bằng chứng ngày càng thuyết phục

Rachel Turnbull – chuyên gia bảo tồn cấp cao tại English Heritage – nhận định:

“Dù chưa thể khẳng định 100% đây là Lady Jane Grey, nhưng những bằng chứng mới phát hiện thực sự rất thuyết phục.”

“Từ trang phục từng có vẻ cầu kỳ hơn, niên đại gỗ trùng thời sống của Jane, đến việc cố tình làm hỏng đôi mắt trong tranh – rất có thể chúng ta đang chứng kiến dấu vết còn sót lại của một bức tranh chân dung cổ, sau đó bị làm mờ để phù hợp với hình ảnh một người tử vì đạo Tin Lành.”

Một cái nhìn mới về nữ hoàng trẻ tuổi

Tiểu thuyết gia Philippa Gregory – người chuyên viết về lịch sử Tudor – cho biết:

“Nếu đúng là Jane, đây sẽ là một đóng góp vô giá cho kho tàng chân dung của cô ấy, như một nữ anh hùng quả cảm, vượt qua hình ảnh nạn nhân bịt mắt thường thấy.”

Lady Jane Grey từng được đưa vào cung sau khi cha bà được phong làm Công tước xứ Suffolk năm 1551. Với niềm tin vào Cải cách Tin Lành, bà trở thành lựa chọn lý tưởng cho ngai vàng trong mắt các chính trị gia như Công tước xứ Northumberland – người đã gả con trai mình cho Jane và thuyết phục vua Edward VI để lại di chúc trao ngôi cho bà.

Sau cái chết của Edward ngày 6/7/1553, Jane được đưa lên ngôi vào ngày 10/7. Tuy nhiên, đến ngày 19/7, bà đã nhường ngôi lại cho Mary Tudor – người được luật pháp công nhận là người kế vị hợp pháp.

Lady Jane Grey sau đó bị kết án phản quốc, thừa nhận tội danh và bị hành hình vào ngày 12/2/1554 khi mới 16 tuổi – một số phận bi kịch nhưng đầy cảm hứng, không khác gì các nhân vật trong tranh của họa sĩ Van Gogh hay tranh Picassso nổi tiếng, vốn thường khắc họa chiều sâu tâm lý và bi kịch con người.

Bức chân dung đang được trưng bày tại đâu?

Hiện tại, bức chân dung đang được trưng bày tại Wrest Park, Bedfordshire, Anh Quốc – trở thành một điểm đến không thể bỏ qua cho những người yêu nghệ thuật hội họa, đặc biệt là các tín đồ của tranh nổi tiếng thế giới và tranh của họa sĩ cổ điển châu Âu.

Xem thêm:

Làng Quất Động: cái nôi sản sinh nghề thêu truyền thống

Một Chuyến Tham Quan Có Hướng Dẫn: Bên Trong Vẻ Tráng Lệ của Diện Mạo Mới của Bộ Sưu Tập Frick

* Nguồn: CNN

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon