-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
7 nghệ sĩ đương đại thổi làn gió mới vào nghệ thuật điêu khắc gốm sứ (P2)
3. Akiyama Yo
Akiyama Yo là người tiên phong trong nghệ thuật điêu khắc gốm sứ trong lịch sử nghệ thuật Nhật Bản thời hậu chiến và được coi là một trong những nhân vật quan trọng nhất của nghệ thuật đương đại. Ông là một trong những người thừa kế phong trào Sodeisha (1948–88), với triết lý được thành lập dựa trên việc từ chối sao chép các đồ vật từ quá khứ. Chính vì vậy, nhà làm gốm này ủng hộ những tác phẩm điêu khắc có chiều cao hoặc chiều dài khổng lồ thay vì những món đồ nhỏ.
Tác phẩm điêu khắc gốm độc bản “Không tên MV-1010” (2010) của Akiyama Yo
Akimaya Yo còn được biết đến là một bậc thầy về kokuto, còn được gọi là "lửa đen". Cái tên này bắt nguồn từ quá trình, trong đó đất sét tẩm carbon được nung ở nhiệt độ thấp và được bôi đen trên bề mặt bằng bồ hóng khiến nó trông giống như gỗ cháy. Để có được hiệu ứng nứt và vỡ, ông sử dụng một loại đất sét có độ dẻo kém. Việc “tạo hình cho đất sét và sau đó phá hủy hình dạng đó” là điều mà ông yêu thích nhất. Các tác phẩm của ông được trưng bày trong hầu hết tất cả các bảo tàng lớn trên thế giới, chẳng hạn như Victoria & Albert ở London.
Daisuke Iguchi sinh năm 1975 tại Nhật Bản và đã từng học tại Học viện Đồ gốm Mashiko. Sau đó, ông trở về quê hương Tochigi để thành lập xưởng gốm được lấy cảm hứng từ những người thợ gốm thời Yayoi (400 TCN–300 CN) của riêng mình.
Tác phẩm điêu khắc gốm mang tên “Kokushutoginsaitsubo” (2019)
Điều đặc biệt nổi bật trong tác phẩm điêu khắc gốm của Iguchi là sự trung thành của ông với bảng màu sắc được tạo thành từ các sắc thái xám. Những gam màu này làm gợi nhớ đến đá cuội và kim loại bị đánh bóng hoặc bị oxy hóa. Các bề mặt đặc trưng là kết quả của quá trình nghiên cứu kỹ thuật sâu rộng và hoàn toàn làm chủ được quy trình nung ở các nhiệt độ khác nhau, cũng như việc sử dụng tro trong quy trình sản xuất. Những tác phẩm điêu khắc gốm cực kỳ tao nhã của ông với hình thức cong, mềm mại, giàu tính vượt thời gian, mang lại cảm giác hài hòa chiêm nghiệm gần gũi với sự thiêng liêng, như thể chúng đến với chúng ta từ một nền văn minh cổ đại.
Takuro Kuwata chắc chắn là một trong những nghệ nhân gốm sứ giàu sức hút nhất trong nghệ thuật đương đại đương đại. Anh là nhà điêu khắc gốm trẻ, sinh ra vào đầu những năm 1980 ở Hiroshima. Kuwata đến với nghệ thuật gốm sứ bằng các kỹ thuật truyền thống, nhưng dần dần tự vượt qua những quy tắc cổ điển này để tạo ra những tác phẩm điêu khắc ngoạn mục gợi nhớ đến hình ảnh 3D do máy tính tạo ra. Kuwata tự tạo ra bột màu cho men của mình bằng cách sử dụng các kỹ thuật của tổ tiên như kintsugi, một phương pháp sửa chữa đồ sứ bị vỡ dựa trên sơn mài bột vàng.
Tác phẩm “Bát trà” (Tea bowl) (2020) của Takuro Kuwata
Theo cách tương tự, Kuwata sử dụng kairagi, phương pháp phủ nhiều lớp men trắng, hoặc shino, tạo ra kết quả đậm màu cam hơn. Các thí nghiệm của anh về thời gian nung và nhiệt độ để lại nhiều kết quả thú vị. Đôi khi các tác phẩm của ông bị phồng rộp lên nhờ ishiaze, một kỹ thuật cố tình để lại những viên đá nhỏ trong đất sét sẽ phát nổ trong quá trình nung và làm biến dạng bề mặt của đồ vật. “Những chiếc bát” của anh được sản xuất với nhiều màu sắc bắt mắt - bạc, xanh lam hoặc đỏ - và có vẻ như đã tan chảy. Các tác phẩm điêu khắc gốm này phi thường đến mức, chúng trở rất được săn đón trong những năm gần đây.
Xem thêm phần 1 tại đây
Xem thêm phần 3 tại đây
Biên dịch: Minh Hậu
Biên tập: Thu Huyền
Nguồn: 7 contemporary artists who give ceramics a new breath | numero.com