-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
10 họa sĩ nổi tiếng hàng đầu theo trường phái nghệ thuật trừu tượng (P5)
8. Franz Kline (1910 – 1962)
Tên tuổi của họa sĩ người Mỹ Franz Kline trở nên phổ biến nhờ phong trào Trường phái Biểu hiện Trừu tượng. Không những vậy, ông còn được coi là một trong những Họa sĩ của hội họa Hành động vĩ đại nhất trong thời đại. Các bức tranh của Kline vô cùng khác biệt so với số đông và đặc biệt được tôn trọng kể từ những năm 1950.
Kline được biết đến nhiều nhất với những bức tranh đen trắng khổ lớn, sử dụng các họa tiết trừu tượng, cũng như các nét vẽ dày và uyển chuyển thường giao nhau, chồng lên nhau và tương tác với nhau. Phong cách này có thể được nhìn thấy trong các tác phẩm nghệ thuật mang tính biểu tượng của ông, chẳng hạn như “Mahoning” (1956), “Untitled” (1957) và “Blueberry Eyes” (1959 – 1960). Trong những tác phẩm nghệ thuật này, Kline đã sử dụng những nét vẽ chuyển động độc đáo, gợi lên rất nhiều cảm xúc cho các tác phẩm của ông.
Bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật với tư cách là một người theo chủ nghĩa hiện thực, Kline đã phát triển một phong cách hội họa chững chạc, được hoàn thiện trong quá trình đào tạo học thuật và đi theo các bậc thầy nghệ thuật cũ. Tuy nhiên, sau khi chuyển đến thành phố New York và gặp Willem de Kooning, phong cách của Kline có nhiều chuyển biến, tiếp cận trừu tượng đặc trưng.
Tranh trừu tượng “Sabra” (1966) của Franz Kline
Với các tác phẩm nghệ thuật từ các tác phẩm đen trắng thử nghiệm không gian âm đến các bố cục sống động cực kỳ năng động và tràn đầy năng lượng, các tác phẩm nghệ thuật của Kline đã minh họa cho gu thẩm mỹ thăng hoa khi anh ấy tiếp tục sự nghiệp. Những tác phẩm trừu tượng, đặc biệt là các tác phẩm trung lập của anh ấy, nhìn từ nhiều góc độ được ví như cảnh quan thành phố New York, phong cảnh xung quanh ngôi nhà thời thơ ấu của ông và thư pháp Nhật Bản.
8. Helen Frankenthaler (1928 – 2011)
Helen Frankenthaler nằm trong số ít những họa sĩ nổi tiếng trong phong trào Biểu hiện Trừu tượng và được coi là một trong những họa sĩ có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20. Bắt đầu sự nghiệp từ khi còn rất trẻ, Frankenthaler đã được giới thiệu với các nghệ sĩ lớn như Robert Motherwell, Jackson Pollock và Franz Kline.
Bà còn được biết đến là người đã sáng tạo ra kỹ thuật Soak Stain thứ đã củng cố vị thế của cô như một họa sĩ xuất sắc. Kỹ thuật này hiểu một cách đơn giản là sơn pha loãng được đổ trực tiếp lên các tấm bạt chưa chuẩn bị và để sơn thấm qua để tạo ra các vệt màu sáng.
Các sáng tác của Frankenthaler có bố cục thoáng đãng khi chúng mô tả các sự kiện truyền thống với bảng màu sắc thuần túy theo nghĩa trừu tượng nhưng nhẹ nhàng. Phong cách này có thể được nhìn thấy trong hầu hết các tác phẩm nghệ thuật đáng chú ý của bà, bao gồm “Mountains and Sea” (1952), “Canyon” (1965), “Savage Breeze” (1974), và “Madame Butterfly” (2000).
Tranh trừu tượng “Mountains and Sea” (1952)
Frankenthaler thích vẽ nên những tác phẩm trừu tượng nhẹ nhàng và đẹp như mơ về thiên nhiên và những điều siêu phàm. Với sự ảnh hưởng của nhiều thế hệ họa sĩ theo trường phái trừu tượng, Frankenthaler đã có nguồn cảm hứng dồi dào trong suốt sáu thập kỷ sự nghiệp với nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo và khác biệt.
Xem thêm phần 1 tại đây
Xem thêm phần 2 tại đây
Xem thêm phần 3 tại đây
Xem thêm phần 4 tại đây
Xem thêm phần 6 tại đây
Nguồn: Abstract Artists – Who Were the Most Famous Abstract Artists? | artincontext.org
Biên dịch: Minh Hậu
Biên tập: Thu Huyền