-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
10 họa sĩ nổi tiếng hàng đầu theo trường phái nghệ thuật trừu tượng (P4)
6. Clyfford Still (1904 – 1980)
Clyfford Still, họa sĩ người Mỹ, là nhân tố đã giúp nâng tầm Chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng thành một phong trào nghệ thuật nổi bật vào thế kỷ 20. Mặc dù không được biết đến rộng rãi như các đồng nghiệp ở New York, nhưng Still là họa sĩ đầu tiên chuyển sang phong cách trừu tượng hiện đại và mạnh mẽ trong các tác phẩm nghệ thuật của mình, hoàn toàn không có bất kỳ chủ đề rõ ràng nào.
Một bức tranh trừu tượng của họa sĩ Clyfford Still
Chủ đề chủ đạo tồn tại trong các tác phẩm nghệ thuật của Still liên quan đến cuộc chiến sinh tồn của tinh thần con người chống lại các thế lực không thể kiểm soát của tự nhiên. Trong các tác phẩm nghệ thuật của mình, Still thường sử dụng các trường màu sắc tươi sáng mở rộng để gợi lên những xung đột kịch tính được cho là đã xảy ra giữa con người và thiên nhiên. Phong cách này có thể được nhìn thấy trong các bức tranh của ông có tiêu đề “PH-973” (1959), “PH-971” (1957) và “PH-960” (1960).
Mặc dù điểm cuốn hút nhất trong các bức tranh trừu tượng của Still là sự kết hợp màu sắc đỉnh cao, nhưng cũng chính họa sĩ đã bày tỏ rằng ông không bao giờ muốn màu sắc được chấp nhận là màu thuần túy trong các tác phẩm của mình. Khái niệm này cũng được áp dụng cho kết cấu và hình khối trong các bức tranh, vì Still muốn từng yếu tố trong tác phẩm nghệ thuật của mình kết hợp với nhau và tạo ra một năng lượng sống có thể được cảm nhận khi chiêm ngưỡng các bức tranh.
7. Willem de Kooning (1904 – 1997)
Willem de Kooning là cái tên xuất sắc nhất trong danh sách các họa sĩ hang đầu theo đuổi trường phái hội họa trừu tượng. Ông là số ít họa sĩ sỡ hữu phong cách hội họa đặc trưng của Mỹ trong các tác phẩm nghệ thuật.
Ở tuổi 22, de Kooning đến Thành phố New York sau khi đi du lịch theo chuyến trên một chiếc thuyền. Ông gia nhập Artists Union vào năm 1934 và bắt đầu vẽ tranh tường nhưng phải từ bỏ dự án này vì ông không phải là công dân hợp pháp ở đây. De Kooning chỉ có thể mở xưởng vẽ của riêng mình sau khi nhận được quốc tịch Mỹ.
Họa sĩ gốc Hà Lan Willem de Kooning tại xưởng vẽ của mình
De Kooning đã thử nghiệm phong cách trừu tượng thông qua việc vẽ các hình vẽ méo mó đến mức các hình thức có vẻ trừu tượng. Dù say mê phong cách này, nhưng ông chưa bao giờ hoàn toàn từ bỏ khắc họa hình dáng con người trong tranh Trừu tượng của mình. Đây chính là điểm khác biệt trong các tác phẩm của ông với các họa sĩ trừu tượng cùng thời. Có thể thấy cách thể hiện các hình này trong một số tác phẩm đáng chú ý nhất của ông, chẳng hạn như “Women I” (1952), “Women III” (1953) và “Interchange” (1955). De Kooning ưa thích miêu tả hình tượng phụ nữ, với những bức tranh này đã nhấn mạnh sự kết hợp độc đáo của ông giữa sự trừu tượng cử chỉ và hình tượng.
De Kooning cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tranh Lập thể của Pablo Picasso, dẫn đến việc ông đã thử nghiệm pha trộn các hình và nền một cách mơ hồ trong các bức tranh của chính mình, cũng như tách rời, ghép nối và bóp méo hình dạng của các chủ thể, đường nét trong tranh. Hầu hết các bức tranh trước đó của de Kooning bao gồm các nhân vật nữ được miêu tả bằng các yếu tố hình học và trừu tượng.
Mặc dù de Kooning được biết đến với hình tượng họa sĩ nam tính, thường xuyên say xỉn, nhưng ông lại tiếp cận nghệ thuật với suy nghĩ nhẹ nhàng và cẩn thận và được coi là một trong những họa sĩ thông minh nhất tại New York.
Xem thêm phần 1 tại đây
Xem thêm phần 2 tại đây
Xem thêm phần 3 tại đây
Xem thêm phần 5 tại đây
Xem thêm phần 6 tại đây
Nguồn: Abstract Artists – Who Were the Most Famous Abstract Artists? | artincontext.org
Biên dịch: Minh Hậu
Biên tập: Thu Huyền