-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
10 họa sĩ nổi tiếng hàng đầu theo trường phái nghệ thuật trừu tượng (P2)
2. Piet Mondrian (1872 – 1944)
Họa sĩ Piet Mondrian là một trong những họa sĩ trừu tượng nổi tiếng nhất trong thời kỳ đỉnh cao của phong trào. Thậm chí ông được coi là một nhà cách tân quan trọng của trường phái này. Từ việc chỉ dừng ở giai đoạn thử nghiệm, Mondrian đã nhanh chóng chuyển sang phong cách cực kỳ trừu tượng khi ông bắt đầu sử dụng các hình dạng hình học trong các tác phẩm nghệ thuật của mình.
Tác phẩm trừu tượng "Broadway Boogie Woogie" (1942-1943) của Piet Mondrian
Là con trai của một họa sĩ, Mondrian được cha dạy vẽ ngay khi từ nhỏ. Tuy nhiên, ông chỉ bắt đầu theo đuổi hội họa khi bước vào độ tuổi trưởng thành và đến với Nghệ thuật Trừu tượng sau khi Thế chiến thứ nhất kết thúc.
Việc Mondrian sử dụng hình vuông, đường kẻ và màu sắc mạnh mẽ đã giúp ông trở thành người đóng góp có ảnh hưởng nhất cho phong trào De Stijl, khi các tác phẩm nghệ thuật của ông thúc đẩy việc sử dụng sự trừu tượng thuần túy thông qua việc đơn giản hóa cấu trúc và bảng màu trong tranh. Do đó, phần lớn các tác phẩm nghệ thuật của Mondrian khá cơ bản và không mang tính biểu tượng.
Tác phẩm "Composition with Yellow, Blue and Red" (1942) của Piet Mondrian
Một số bức tranh đáng chú ý nhất của ông bao gồm “Broadway Boogie Woogie” (1942 – 1943), "Composition with Red, Yellow, and Blue" (1937 – 1942) và "Composition II in Red, Blue, and Yellow" (1930). Chỉ bằng việc theo dõi cách họa sĩ đặt tên và sử dụng màu sắc, người ta có thể biết được sở thích với màu đỏ, vàng, xanh lam, đen, xám và trắng của ông. Khi phong trào De Stijl phổ biến trong giới nghệ thuật hơn, Mondrian cũng nổi tiếng hơn nhờ tập trung vào việc đơn giản hóa hình thức và tông màu trong các tác phẩm hội họa. Điều này cũng dẫn đến việc Mondrian trở thành một nhà tiên phong trong sự phát triển của Nghệ thuật Trừu tượng, khi phong cách mang tính biểu tượng của ông tiếp tục ảnh hưởng đến sự phát triển của phong trào Bauhaus và phong trào nghệ thuật Tối giản.
3. Kazimir Malevich (1878 – 1935)
Malevich – họa sĩ người Nga được biết đến là nghệ sĩ đã mở đường cho Chủ nghĩa tối thượng khi ông tập trung vào các dạng hình học cơ bản như hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật và các đường kẻ được vẽ với chỉ một số màu sắc. Ngay khi theo đuổi trường phái này Malevich đã sử dụng phương pháp trừu tượng triệt để và nhiều tác phẩm nghệ thuật của ông trở thành những tác phẩm mang tính biểu tượng của Nghệ thuật Trừu tượng.
Năm 1915, sau khi Kandinsky nổi tiếng, Malevich tiếp bước ông và từ bỏ toàn bộ hội họa tượng trưng. Họa sĩ tập trung vào tầm quan trọng của cảm xúc và giảm bớt hình khối trong bức họa của mình. Sự xuất hiện của phong cách này được coi là phiên bản mới của chủ nghĩa hiện thực và cho phép Malevich sử dụng phương pháp giản lược trong các tác phẩm nghệ thuật của mình. Các tác phẩm nghệ thuật đáng chú ý nhất của Malevich đều sử dụng phong cách Suprematist và bao gồm “Black Square” (1915), “Suprematist Composition” (1916) và White on White (1918).
Tác phẩm "Suprematist Composition" (1915) của Kazimir Malevich
Malevich được đánh giá có phong cách khác cấp tiến với sự kết hợp của chủ nghĩa Lập thể và những người theo chủ nghĩa vị lai trong cách tiếp cận Chủ nghĩa tối cao, vì các tác phẩm nghệ thuật của ông tuân theo một cách tiếp cận cực kỳ có phương pháp và có tính toán.
Không chỉ là một vị họa sĩ đại tài, Malevich còn là một nhà văn xuất chúng. Các bài viết của ông về hệ tư tưởng nghệ thuật đã đề cập đến một loạt các vấn đề lý thuyết liên quan đến Nghệ thuật Trừu tượng và khả năng định hướng cảm xúc và tâm linh của chúng trong các loại tác phẩm nghệ thuật được tạo ra.
Xem thêm phần 1 tại đây
Xem thêm phần 3 tại đây
Xem thêm phần 4 tại đây
Xem thêm phần 5 tại đây
Xem thêm phần 6 tại đây
Nguồn: Abstract Artists – Who Were the Most Famous Abstract Artists? | artincontext.org
Biên dịch: Minh Hậu
Biên tập: Thu Huyền