-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Vấn đề di cư qua tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ gốc Nam Á (P3)
Trong khi Japanwala tạo lên khuôn cơ thể bằng chất liệu nhựa và kim loại, Ashwini Bhat lại sử dụng chất liệu thủ công hơn là đất sét. “In Your Arms I’m Radiant” - triển lãm nghệ thuật gần đây của Bhat tại Phòng trưng bày nghệ thuật Shoshana Wayne, lấy cảm hứng từ ngôi nhà của cô ở chân đồi Sonoma Valley, California cũng như quá trình lớn lên trong môi trường nông nghiệp của cô ở Puttur, Ấn Độ. Cô ấy suy ngẫm về những môi trường khác biệt nhưng có nhiều điểm tương đồng khi cô ấy cân nhắc cách tìm một ngôi nhà xa nhà.
Bhat tạo hình các phiến đất sét trực tiếp trên cơ thể cô ấy, sau đó tạo hình các tác phẩm điêu khắc qua các kỹ thuật vặn, uốn cong để biến các tác phẩm như đang nhảy múa. Hình dạng của các tác phẩm điêu khắc được lấy cảm hứng từ vũ điệu cổ điển Bharatanatyam. Cô kết hợp đá và thạch anh cháy bằng cách nhúng chúng vào lớp tráng men cuối cùng của mình. Bằng cách này, mảnh đất sét bình thường bỗng chợt trở nên có sức sống và giàu tính nghệ thuật hơn cả.
Tác phẩm nghệ thuật bằng đất sét "Liquid Earth Series 3" (2021) của Ashwini Bhat
Tác phẩm điêu khắc "Bhumi, The Living Earth, 2022" của Ashwini Bhat
Bằng cách sử dụng những đồ vật được tìm thấy như tượng, trâm cài và máy uốn tóc, cũng như các loại vải gia truyền thuộc về các thành viên trong gia đình cô, suchitra Mattai đã kết hợp nỗi nhớ với thử nghiệm, gợi lên sự hiện diện khắp nơi của tổ tiên. Cô ấy sử dụng các truyền thống thủ công và lao động thêu, đan móc và đan lát đã được truyền lại qua nhiều thế hệ để phản ánh về “công việc của phụ nữ”. Những tấm thảm sari dệt của cô ấy kể những câu chuyện về sức khỏe tinh thần, tình mẫu tử và sự di cư của người Indo-Guyan.
Tác phẩm "A Time Machine for Renewed Love" (2022) của Suchitra Mattai
Ví dụ tác phẩm nghệ thuật “girl beast suspended in time (2022)” được trưng bày tại triển lãm cá nhân gần đây của cô tại Kavi Gupta, mô tả hình bóng của một nhân vật “là hiện thân của tất cả những người bị lãng quên— người nhập cư, người bệnh, người da màu”. Tác phẩm đa phương tiện “A Time Machine for Renewed Love” (2021) sử dụng những chiếc trâm cổ điển để tôn vinh tinh thần mạnh mẽ của các mẫu hệ trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Giống như của Mattai, tác phẩm của Chitra Ganesh trải dài trên nhiều phương tiện, chẳng hạn như hội họa, sắp đặt, in ấn, cắt dán, phim và điêu khắc. Tác phẩm giàu tính hình ảnh từ tương lại của họa sĩ xuất hiện từ chủ nghĩa nữ quyền, xen kẽ lý thuyết kỳ lạ, thần thoại, khoa học viễn tưởng và các cuộc điều tra chính trị xã hội. Cụ thể, Ganesh xem xét làm thế nào để biến đổi biểu tượng của Ấn Độ giáo đã bị những người theo trào lưu tôn giáo chính thống biến thành vũ khí để biện minh cho chủ nghĩa đẳng cấp.
Tác phẩm"Untitled" (2021) của Chitra Ganesh
Tác phẩm "Severed Body With Many Legs" (Individual from portfolio) của Chitra Ganesh
Trong cuộc triển lãm tranh năm 2021 của cô tại Phòng tranh Hales, Ganesh đã giới thiệu một loạt các nhân vật lai tạo và biến đổi gen nhằm khám phá mối liên hệ giữa thuyết vật linh và thần thoại. Các cơ thể nguyên vẹn và bị đứt gãy phát triển thành hệ động thực vật như đã thấy trong “Guardian” và “Untitled” (2021).
Nhân vật trong “Severed Body With Many Legs” (2009–10) được lấy cảm hứng từ bạch tuộc và khả năng siêu giác quan của nó. Sê-ri này được in bằng các loại mực có độ trong suốt khác nhau trên giấy gạo, sau đó được đối chiếu trên giấy cầu vồng, tạo cho bản in có màu sắc phát quang, cephalopodic. Các bản in, một phần của chuỗi các tác phẩm có tên “A Delicate Line,” cũng có thể được tìm thấy trong bộ sưu tập nghệ thuật vĩnh viễn của bảo tàng nghệ thuật MoMA.
Xem thêm phần 1 tại đây
Xem thêm phần 2 tại đây
Nguồn: Curator’s Choice: South Asian Artists Addressing Migration through New Artifacts | artsy.net
Biên dịch: Minh Hậu
Biên tập: Thu Huyền