-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Vấn đề di cư qua tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ gốc Nam Á (P1)
Thông qua các tác phẩm nghệ thuật, nhiều nghệ sĩ gốc Nam Á gửi gắm những dấu ấn quê hương, nguồn cội thân thương. Tuy nhiên, hơn thế, ngày nay, nhiều họa sĩ đương đại Nam Á mong muốn khám phá chủ nghĩa tương lai, tính đa dạng và truyền thống tâm linh để làm sáng tỏ vấn đề di cư và quá trình tìm về quê hương sau đó. Rajni Perera, Misha Japanwala, Suchitra Mattai, Chitra Ganesh và Ashwini Bhat lấy cảm hứng từ tổ tiên của họ, cụ thể là các nền văn hóa từ Sri Lanka, Pakistan, Guyana và Ấn Độ trên toàn thế giới để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật giàu truyền thống, đặc trưng nhưng cũng cũng đậm đặc chất nghệ và thời cuộc.
Tác phẩm nghệ thuật dựa trên chất liệu truyền thống mang tên “girl beast suspended in time” (2022) của Suchitra Mattai
Tác phẩm điêu khắc "Hands of a Revolution: Sophia Balagamwala" (2023) của Misha Japanwala
Trong hầu hết các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật của những họa sĩ kể trên, các bộ phận trên cơ thể là nơi quan trọng nhất lưu trữ những ký ức, lịch sử và những bước ngoặt di cư của họ. Cơ thể là một phần xác định đẳng cấp, phân rõ các cấp bậc của con người là “trong sạch” so với “không trong sạch”. Cấu trúc áp bức xã hội ảnh hưởng đến số đông con người trong xã hội cho đến ngày nay và thế giới nghệ thuật phản ánh rõ ràng sự bất bình đẳng này.
Họa sĩ Rajni Perera, khi lớn lên, cô rất chú ý đến những loài động vật quý hiếm mà cha và các chú của cô sẽ mang theo trong chuyến thám hiểm các khu rừng ở bờ biển phía nam Sri Lanka. Chú của cô ấy đã vẽ những con chim này một cách tỉ mỉ khi ngồi ở bàn bếp của cô ấy ở Colombo. Trải nghiệm này đã truyền cảm hứng cho niềm đam mê của Perera với những điều kỳ diệu và khả năng biến đổi của thiên nhiên.
Tác phẩm “The Dream” của Rajni Perera
Trong triển lãm nghệ thuật mang tên “The Vessel with Two Mouths” (Con tàu có hai miệng) của cô tại Patel Brown ở Toronto, Perera đã giới thiệu các tác phẩm điêu khắc, sắp đặt và phương tiện truyền thông mới lấy cảm hứng từ chuyến đi gần đây về Sri Lanka cùng con gái và các nghiên cứu về tâm linh Sri Lanka cổ đại. Các vị thần trong trí tưởng tượng “Only enough air for myself” (2023) được thể hiện bằng màu đỏ, giống như màu đất của Sri Lanka mà Perera và con gái của cô ấy đã nhào nặn bằng tay, trong khi bức tranh “The Dream” (2023) mô tả một vị thần toàn trí đang lơ lửng trong cõi giới không gian.
Xem thêm phần 2 tại đây
Nguồn: Curator’s Choice: South Asian Artists Addressing Migration through New Artifacts | artsy.net
Biên dịch: Minh Hậu
Biên tập: Thu Huyền