Tin tức

Từ Renoir đến Kusama: Những hoạ sĩ nổi tiếng tại Art Basel (Phần 2)

Các tác phẩm của họ sẽ được trưng bày ở cả sàn triển lãm Hồng Kông và trong những phòng triển lãm nghệ thuật  trực tuyến.

Yayoi Kusama

Ở tuổi 93, nghệ sĩ Nhật Bản Yayoi Kusama không ngừng nỗ lực và tác phẩm của bà vẫn luôn hấp dẫn hơn bao giờ hết. Là chủ đề của một cuộc hồi tưởng lớn tại bảo tàng M+ của Hồng Kông, sự hiện diện của bà cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự kiện. LGDR sẽ trình diện bức tranh sống động có tên Hoàng hôn (1988) của nghệ sĩ. Trong tác phẩm nghệ thuật này, Kusama bao phủ tấm vải bằng các chấm bi giống như bong bóng màu đỏ lặp đi lặp lại trên nền màu xanh lá cây sống động. Đối với Kusama, các dấu chấm chứa đầy ý nghĩa tâm linh, gợi lên ý tưởng xóa sạch bản ngã, sự đồng nhất và vô hạn. Sau khi sống ở Mỹ hơn một thập kỷ, Kusama trở lại Nhật Bản vào cuối những năm 1970 và do bệnh ảo giác ngày càng trầm trọng, Kusama đã tự nguyện đưa mình vào một cơ sở tâm thần. Bị chìm trong bóng tối, bà buộc phải xây dựng lại tên tuổi của mình với tư cách là một hoạ sĩ, và chỉ bắt đầu được công nhận vào cuối những năm 1980, khi tác phẩm này được ra đời.

​​

Yayoi Kusama, tác phẩm tranh Hoàng hôn, 1998. Trưng bày tại Art Basel Hong Kong và trong 'OVR: Hong Kong' của LGDR (New York, Hong Kong, London và Paris). Thuộc sở hữu của hoạ sĩ và LGDR.

Pierre-Auguste Renoir

Không phải lúc nào bạn đi bộ qua các lối đi của Art Basel Hong Kong mà cũng bắt gặp được một bức tranh của Renoir. Tuy nhiên, năm nay, Phòng triển lãm nghệ thuật Helly Nahmad sẽ trưng bày một bức chân dung hiếm hoi của họa sĩ người Pháp theo trường phái ấn tượng nổi tiếng này. Được trưng bày trong cả khu vực và trình chiếu OVR của họ sẽ là La leçon (Bielle, l’institutrice et Claude Renoir lisant) (1906), một bức tranh vẽ cậu con trai út của họa sĩ đang mải mê học bài với giáo viên của mình. Renoir đã 60 tuổi khi Claude chào đời, và cậu bé nhanh chóng trở thành nhân vật yêu thích của ông. Tình cảm của ông dành cho đứa trẻ đáng yêu thể hiện rõ trong khung cảnh thân mật, dịu dàng của gia đình. Bị bệnh viêm khớp dạng thấp ngày càng trầm trọng, Renoir đã miêu tả cậu bé như một biểu tượng của sức sống và tuổi trẻ - cả hai thứ đang xa rời ông vào thời điểm đó.

Pierre-Auguste Renoir, tác phẩm tranh La leçon (Bielle, l'institutrice et Claude Renoir lisant), 1906. Trưng bày tại Art Basel Hong Kong và trong 'OVR: Hong Kong' của phòng trưng bày nghệ thuật Helly Nahmad (New York). Thuộc sở hữu của Phòng trưng bày Helly Nahmad.

Adam Pendleton

Khi hoạ sĩ khái niệm người Mỹ Adam Pendleton lần đầu tiên bắt đầu vẽ tranh, ngôn ngữ là chất liệu chính của ông. Ngày nay, chữ viết - thường được rút ra từ tài liệu lịch sử, chính trị và văn học của người Mỹ gốc Phi - tiếp tục là động lực thúc đẩy trong khối tác phẩm của ông, bao gồm sắp đặt, hội họa, trình diễn, in ấn và video. Khu vực của Phòng trưng bày nghệ thuật David Kordansky tại Art Basel Hong Kong sẽ tràn ngập những bức tranh mới của Pendleton được khắc họa bằng văn bản và những bức vẽ khổ lớn của ông trên những tấm nhựa Mylar. Hoạ sĩ đã mô tả hình ảnh ấn tượng của mình trên những tác phẩm Mylar là ‘sự bao hàm của những dấu hiệu, cử chỉ và sự khởi đầu khác nhau: sự khác biệt về hình ảnh, khác biệt về văn bản, cách diễn đạt chưa hoàn chỉnh, hình ảnh và những thứ khác.’

Adam Pendleton, tác phẩm AWAY/WALL, 2022. Trưng bày tại Art Basel Hong Kong và trong 'OVR: Hong Kong' của phòng tranh David Kordansky (Los Angeles và New York). Thuộc sở hữu của hoạ sĩ và Phòng trưng bày David Kordansky.

Xem thêm phần 1 tại đây
 

Biên dịch: Vũ

Biên tập: Huyền

Nguồn: https://www.artbasel.com/renoir-kusama-famous-artists-at-art-basel-hong-kong

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon