-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Triển lãm nghệ thuật “Pure Form” tôn vinh điêu khắc gốm sứ Nhật Bản (P4)
Nghệ nhân Miyashita Zenji (1939-2012)
Miyashita Zenji nổi tiếng với việc tạo ra những phong cảnh thiền định và cảnh biển thông qua sự chuyển màu tinh tế trên bề mặt những chiếc bình gốm. Để đạt được những hiệu ứng này, ông đã áp dụng các lớp đất sét màu cực mỏng được chia thành các dải không đều một cách tinh tế. Trong một số trường hợp, nghệ nhân còn sử dụng các dây buộc vào bình gốm của mình. Kỹ thuật này được gọi là “saidei”, đòi hỏi Miyashita phải kết hợp đất sét với các tỷ lệ coban, crom và các sắc tố kim loại khác khác nhau.
Bình gốm "Làn gió của góc râm mát" (Ryokuin no kaze) (2000) của Miyashita Zenji
Morino Hiroaki Taimei (1934)
Morino Taimei (còn được gọi là Hiroaki) là con trai cả của nghệ nhân gốm sứ Morino Kakō (1879–1987). Vào giai đoạn đầu sự nghiệp, Morino đa tham gia giảng dạy hai lần tại Đại học Chicago, vào năm 1962–63 và 1966–68, điều này đã giúp ông tiếp xúc với các phong trào nghệ thuật trừu tượng và tối giản.
Các tác phẩm điêu khắc gốm sứ và bình gốm được làm thủ công của Morino thể hiện cách biểu hiện nghệ thuật khác biệt về việc thống nhất hình thức và thiết kế. Vào những năm 1980, Morino đã tạo ra những tấm bình phong đục lỗ thủ công, được trang trí bằng nhiều lớp tráng men chứa hàm lượng thủy tinh cao để tạo kết cấu bề mặt. Những tác phẩm nghệ thuật đặc biệt này được sáng tạo dựa trên lối điêu khắc tối giản quốc tế và kỹ thuật truyền thống Nhật Bản (kenbyo).
Tác phẩm điêu khắc của nghệ nhân Morino Hiroaki Taimei (sinh năm 1934)
Kishi Eiko (sinh năm 1948)
Nghệ nhân Kishi Eiko được biết đến nhiều nhất với các tác phẩm điêu khắc gốm hình học, được lấy cảm hứng từ các kiểu chuyển động cơ bản (kata) của các diễn viên ăn mặc sang trọng của nhà hát Nō, một hình thức kịch nhạc cổ điển Nhật Bản được biểu diễn từ thế kỷ 14. Mặt phẳng của các tác phẩm điêu khắc nắm bắt được lối chơi của ánh sáng trên các góc ấn tượng của trang phục được gọi là “cảnh chuyển động”.
Các tác phẩm điêu khắc của Kishi, cũng như bình hoa và đồ pha trà đều sử dụng một kỹ thuật “khảm màu” (saiseki zogan) do chính nghệ nhân phát triển. Quá trình này đòi hỏi Kishi phải nhào trộn hỗn hợp đất sét Shigaraki và những mảnh đất sét màu nhỏ được nghiền nhỏ, được gọi là grog hoặc cát lửa, tạo ra một bề mặt giống như khảm. Sau đó, cô ấy tỉ mỉ khía hoặc “chạm” bề mặt bằng hàng trăm lỗ nhỏ bằng kim rồi lấp đầy bề mặt bằng giấy màu trước khi phun một lớp men mỏng.
Các bức tượng gốm sứ của nghệ nhân Kish Eiko
Xem thêm phần 1 tại đây
Xem thêm phần 2 tại đây
Xem thêm phần 3 tại đây
Biên dịch: Minh Hậu
Biên tập: Thu Huyền
Nguồn: Pure Form: Japanese Sculptural Ceramics | agsa.sa.gov.au