Tin tức

Triển lãm nghệ thuật “Pure Form” tôn vinh điêu khắc gốm sứ Nhật Bản (P2)

Đối tượng trong nghệ thuật điêu khắc gốm Nhật Bản

Trong lịch sử điêu khắc gốm sứ Nhật Bản, những người thợ gốm đã tạo ra những tác phẩm kết hợp của nhiều hình thức, chức năng và thiết kế. Ý tưởng về “nghệ thuật” là trung tâm được đưa ra vào cuối thế kỷ XIX. Các đồ vật gốm trang trí phi chức năng xuất hiện này càng nhiều những năm sau chiến tranh. Vào thời điểm đó, thuật ngữ “objet” (obuje) trong tiếng Nhất được sử dụng khá phổ biến. 

“Objet” có nguồn gốc từ thuật ngữ tiếng Pháp “objet d'art”, gắn với Dada và những người theo chủ nghĩa Siêu thực và các phong trào ở Pháp từ những năm 1920. Nó được sử dụng trong tiếng Anh để biểu thị các đối tượng được đánh giá cao chủ yếu vì giá trị nghệ thuật của chúng. Trong những năm sau chiến tranh ở Nhật Bản, các “objet” đồ vật bằng gốm nung phần lớn được đánh giá cao về hình thức và vẻ đẹp hơn là tiện ích.

Bình hoa độc đáo

Nghệ thuật cắm hoa (ikebana) đóng vai trò tiên quyết trong quá trình các chiếc bình gốm sứ được tạo ra trước và sau chiến tranh. Những bình hoa xuất hiện trong cuộc triển lãm ở Nhật Bản “Vase and Squar Jar” của Suzuki Osamu, từ bộ sưu tập nghệ thuật của Phòng trưng bày nghệ thuật New South Wales, thể hiện sự chuyển đổi ấn tượng thành một tác phẩm điêu khắc trừu tượng của nghệ nhân. Từng tác phẩm điêu khắc đều phảng phất nét cổ xưa, cũng như thiết kế hiện đại, và dường như đạt được các tiêu chuẩn của một “chiếc bình không để cắm hoa” trong nghệ thuật đương đại.

Bình tráng men vuông có trang trí màu đen (Kure e hōko) của nghệ nhân Suzuki Osamu (1926 - 2001)

Kiến trúc và cơ thể

 “Black Toy” (Kuroi gangu) của Kumakura Junkichi (1920–1985) gia nhập nhóm gốm sứ tiên phong từ 1948-1998 Sōdeisha lại là một cách biểu hiện mới của đất sét. Đồ gốm của họ được tạo ra bằng cách sử dụng các miếng đất và được dựng bằng tay thay vì trên bánh xe. Các tượng gốm đều nhấn mạnh vào các hình thức điêu khắc đơn sắc, giống như những bức tường hoặc hình tượng trừu tượng cơ thể. Không những vậy, cách đặt tiêu đề các tác phẩm của họ cũng giàu tính khái niệm và trừu tượng hơn.

Bình hoa (hōko) được chế tác vào khoảng năm 1950-60 của Suzuki Osamu (1926 - 2001)

Xem thêm phần 1 tại đây 

Xem thêm phần 3 tại đây 

Xem thêm phần 4 tại đây 

 

Biên dịch: Minh Hậu

Biên tập: Thu Huyền

Nguồn: Pure Form: Japanese Sculptural Ceramics | agsa.sa.gov.au

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon