-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Triển lãm nghệ thuật “Pure Form” tôn vinh điêu khắc gốm sứ Nhật Bản (P1)
Nhật Bản là quê hương của một trong những nền văn hóa gốm sứ độc đáo và sáng tạo nhất trên thế giới. Khả năng sáng tạo và kỹ thuật hoàn hảo là các yếu tố cốt lõi tạo nên nét riêng của mỗi tác phẩm điêu khắc gốm sứ trừu tượng đến từ đất nước Mặt trời mọc.
“Pure Form (Hình thức thuần khiết): Gốm sứ điêu khắc Nhật” đã diễn ra thời gian qua tại Úc là một cuộc triển lãm nghệ thuật lớn tái hiện các câu chuyện về gốm sứ Nhật Bản diễn ra sau Chiến tranh thế giới thứ hai và sự cộng hưởng liên tục của nó với các điêu khắc gốm đương đại.
Bức tượng có tên "Vàng (Ou)" (2021) của Matsutani Fumio, sinh năm 1975 tại tỉnh Ehime
Nghệ thuật điêu khắc gốm Nhật Bản và Thế chiến II
Sau cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng, Hawaii vào năm 1940, Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật Bản. Năm 1945, Hoa Kỳ thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Ngay sau đó, Đế quốc Nhật Bản đầu hàng và bị lực lượng đồng minh chiếm đóng từ năm 1945-52.
Bối cảnh lịch sử phức tạp này, bên ngoài những phức tạp về chính trị, quân đội, đã tạo nên các thay đổi đáng kể về xã hội, văn hóa Nhật Bản. Phụ nữ được trao quyền bình đẳng, quyền hạn của cảnh sát được quy định rõ ràng và nền dân chủ được thiết lập. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nhóm họa sĩ nhỏ trung tâm đô thị bao gồm Kyoto, Osaka và Kobe. Vào thời kỳ này, họ đã tìm cách tạo ra một vốn từ vựng thẩm mỹ mới, tạo ra các hình thức mới nhằm nắm bắt được triển vọng của thời đại mới này.
Bình gốm với cảnh núi non, tráng men xanh, đỏ và vàng bên dưới (Yama sometsuke kinsai Menti tsubo) của Kondō Yūzō
Cuộc cách mạng về đất sét đã đưa những người thợ gốm Nhật Bản đi đầu trong chủ nghĩa hiện đại quốc tế, bắt đầu ở Kyoto. Những người thợ gốm được đào tạo bài bản làm việc trong cộng đồng hải đảo của khu vực Gojōzaka đã thách thức các hệ thống phân cấp và quy ước nghệ thuật hiện có thời đó.
Khi Nhật Bản tìm cách bảo tồn, xác định và nuôi dưỡng văn hóa truyền thống gốm sứ sau chiến tranh, các nghệ nhân trẻ đã tìm cách giải phóng bản thân khỏi giới hạn của lịch sử đó. Với tư tưởng nghệ thuật mới đặt vào các đối tượng gốm sứ (object), họ đã đi ngược lại ý tưởng coi tiện ích là nguyên tắc chỉ đạo, cùng với tính ưu việt trong cách tiếp cận sáng tạo và sử dụng đất sét như một phương tiện để thể hiện cá nhân. Trong quá trình này, họ đã tạo ra những đồ gốm điêu khắc, trừu tượng và thúc đẩy nền văn hóa gốm sứ Nhật Bản từ hiện đại sang đương đại.
Xem thêm phần 2 tại đây
Xem thêm phần 3 tại đây
Xem thêm phần 4 tại đây
Biên dịch: Minh Hậu
Biên tập: Thu Huyền
Nguồn: Pure Form: Japanese Sculptural Ceramics | agsa.sa.gov.au