Tin tức

Tranh lụa Việt Nam đang ngày càng trở nên hấp dẫn (P2)

Kỹ thuật vẽ tranh lụa Việt Nam

Mặc dù không có giới hạn nào cho chất liệu và màu sắc được thể hiện trên lụa, mỗi họa sĩ sẽ nghiên cứu và chọn cho mình những kiểu màu phù hợp với sáng tạo nghệ thuật của bản thân. Nói chung, màu vẽ lụa càng chứa ít nước sẽ tạo hiệu ứng đặc nhưng thiếu độ trong, sâu và uyển chuyển ở các bước vẽ tranh lụa. Vì vậy, màu nước, màu bột hay màu Trung Quốc sẽ dễ dàng để vẽ trên lụa hơn. 

Đầu tiên, nên chú ý rằng, không giống sơn dầu, một khi màu đã ngấm vào lụa thì rất khó thay đổi. Nhưng ưu điểm của lụa là mềm mại, dịu dàng, êm và sâu lắng. Để có được những ưu điểm này, người họa sĩ cần vẽ chồng nhiều lớp, vẽ đi vẽ lại để lên được màu như ý muốn.

Vũ Đình Tuấn, Vườn Phương Đông 05, lụa

Một kỹ thuật vẽ lụa đặc biệt là rửa lụa. Đây là một kỹ thuật cao để màu sắc không bị bạc hoặc loang, đòi hỏi người họa sĩ phải luyện tập nhiều và tỉ mỉ trong từng công đoạn. Nhiều người nói rằng kỹ thuật rửa lụa tương tự như kỹ thuật mài trong tranh sơn mài Việt Nam.

Khi vẽ một bức tranh lụa đòi hỏi sự tỉ mỉ của người họa sĩ. Vẽ từng nét một, từ nhạt đến đậm. có thể chồng lên nhau. Đây cũng là cách pha màu trực tiếp trên tranh lụa. Khi màu khô, để loại bỏ cặn màu hoặc làm mềm màu, họa sĩ sử dụng kỹ thuật rửa lụa.

Một yếu tố cần chú ý khi vẽ tranh lụa là kỹ thuật căng lụa, đây có thể là khâu đầu tiên để tiến hành vẽ tranh. Lụa được căn chỉnh vào khung gỗ, có thể gắn keo hoặc đinh tán, hoặc ghim lụa vào gỗ. Kỹ thuật này rất thuận tiện cho việc rửa lụa, tuy nhiên nhược điểm là rất dễ bị hỏng và chùng. Vì vậy họa sĩ phải căng lụa trên khung ban đầu thật cẩn thận.

Nguyễn Thị Hoàng Minh, Minh 03 lụa

Một kỹ thuật căng lụa khác là dán lụa trên tấm Formica trắng. Đây là một cách dễ dàng được nhiều nghệ sĩ trẻ sử dụng. Phương pháp canh lề này có thể áp dụng cho những bức tranh lụa khổ lớn, để khỏi chùng trong quá trình vẽ.

Với kỹ thuật vẽ tranh lụa cơ bản, cần chú ý các kỹ hở trên tranh, cần phủ ít nhất một lớp màu lên tranh để tranh lụa không bị ẩm mốc, tuổi thọ tranh được cao hơn.

Giá trị biểu đạt của nghệ thuật tranh lụa Việt Nam

Giá trị biểu đạt đầu tiên là sự sáng tạo của người họa sĩ. Mỗi họa sĩ có khả năng và cách nhìn khác nhau về con người, sự vật, cuộc sống, từ đó thể hiện ra các tác phẩm tranh lụa khác nhau. 

Trong tranh lụa, dựa trên yêu cầu mỹ thuật chung của bố cục, người vẽ thường tận dụng sự mềm mỏng của lụa để nâng cao tính thể hiện. Theo đó, phối cảnh và cách thực hiện bức tranh sẽ khác. Kỹ thuật đậm nhạt, mảng miếng trên tranh lụa thường không được chú trọng đẩy lên như trên tranh sơn dầu

Lưu Chí Hiếu, Thế giới Ảo 01, lụa

Một giá trị biểu hiện nghệ thuật khác của tranh lụa là những khoảng trống. Hầu hết các bức tranh lụa đều để lại nhiều khoảng trống. Yếu tố này giúp người họa sĩ tập trung vào các đối tượng cụa thể, thể hiện rõ ràng và ngắn gọn chủ đề chính trong tác phẩm. Tuy nhiên, những khoảng trống không phải chỉ để trống mà họa sĩ phải xử lý để các mảng màu ăn khớp với nhau, tôn lên ý tưởng chủ đạo của toàn bộ bức tranh. Sử dụng các mảng trống có thể giúp tạo ra ánh sáng và bóng tối, có thể làm cho tranh có chiều sâu hay thoáng đạt.

Nét độc đáo nổi bật của tranh lụa Việt Nam là đã tìm được bảng màu riêng cho lụa, kiệm màu, ít đường nét nhưng vẫn tạo được sự phong phú, đa dạng về sắc thái, cảm xúc độc đáo, có hương sắc trong từng tác phẩm.

Khác với sơn mài, tranh lụa không có xuất xứ từ Việt Nam. Tuy nhiên nhiều họa sĩ tên tuổi của Việt Nam đã có những đóng góp lớn để phát triển và làm phong phú cho nghệ thuật vẽ tranh lụa trên toàn thế giới.

 

Xem thêm phần 1 tại đây

Biên dịch: Thu Huyền

Nguồn: https://www.vietnamdrive.com/silk-painting-in-vietnam/

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon