Tin tức

Tranh lụa Việt Nam đang ngày càng trở nên hấp dẫn (P1)

Tranh lụa Việt Nam là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của họa sĩ khi sử dụng lụa như một vật liệu nghệ thuật.

Trong nghệ thuật tranh vẽ, chỉ duy nhất tranh lụa được gọi bằng tên của vật liệu đỡ mà không phải bằng chất liệu vẽ trên tác phẩm.

Với sự mềm mại, thanh tao, đặc tính thấm hút và không bạc màu, tranh lụa đã tạo dựng nên một cảm giác nhẹ nhàng ở thị giác cho các tác phẩm nghệ thuật.

Nguyễn Đức Toàn, Đông Trùng Hạ Thảo (2022), Lụa.

Chất liệu của tranh lụa

Dĩ nhiên, với một bức tranh lụa, lụa vẫn là chất liệu chính. Tuy vậy, vì đó là chất liệu được làm thủ công, lụa Việt Nam thường thô mộc, có loại sợi ganh và có loại sợi nhỏ và mịn. Mỗi loại sẽ cho ra hiệu ứng khác nhau cho tác phẩm nghệ thuật.

Ngược lại, lụa Trung Quốc không phân biệt sợi dọc và ngang. Với đặc điểm này, khi vẽ trên lụa Trung Quốc, sẽ rất dễ tạo sáng tối nhưng cảm giác về độ sâu sẽ không được tối đa như người họa sĩ mong muốn.

Mặc dù vậy, lụa Trung Quốc rất mỏng, vì vậy khả năng thấm hút nước không nhiều. Khi vẽ, lụa phải ẩm, nếu để khô lụa sẽ cứng, khi vẽ màu sẽ đọng lại thành cặn. Vì thế lụa hạn chế ở thể loại chủ đề và khi lụa được vẽ với kỹ thuật rửa nhiều lần, độ khó của nó càng tăng.

Mai Xuân Oanh, Âm hưởng đồng quê, lụa.

Ngày nay, họa sĩ vẽ lụa Việt Nam thường dùng lụa của làng Quan Phổ thuộc tỉnh Duy Tiên, Hà Nam, thứ lụa được làm hoàn toàn bởi sợi tơ tằm tự nhiên, vì vậy nó bền và có sợi khỏe, độ thấm hút tốt. 

Lụa Quan Phổ được se sợi bằng tay, vì vậy sợi cũng rất đa dạng, không hoàn toàn đều về kích cỡ, sợi dày hơn khiến việc vẽ trên các chất liệu lụa này dễ phù hợp với cảm xúc và kỹ thuật của mỗi họa sĩ. Nét vẽ đậm - nhạt, dày - mỏng, sâu – nông, mờ… sẽ thích hợp để tạo nên sự thay đổi không đoán trước được trên loại lụa này.

Vì vậy, lựa chọn loại lụa phù hợp sẽ là rất quan trọng trong sáng tác tranh lụa Việt Nam để phù hợp với nhu cầu và thể hiện được cảm xúc nghệ thuật của người họa sĩ.

Lưu Chí Hiếu , Ngày không tên, lụa.

Tiếp theo là màu để vẽ trên lụa. Màu nước sẽ là phổ biến nhất để vẽ lụa. Trong quá khứ, màu để vẽ trên lụa là màu tự nhiên ví dụ như màu đen từ than tre, màu xanh lá từ lá chàm, màu vàng từ hoa hòe được lọc qua nước hoặc từ gỗ vang, màu trắng từ vỏ sò giã nhỏ.

Màu tự nhiên bền, thường đem đến cảm giác trầm, không được sáng như màu hiện đại. Vì thế, các họa sĩ sử dụng một số màu bột, màu sáp, màu nước… để làm đa dạng biểu hiện trên lụa, và thể hiện sự kết hợp các chất liệu đương đại trong cuộc sống ngày hôm nay.

 

Xem thêm phần 2 tại đây

Biên dịch/ biên tập: Thu Huyền

Nguồn: https://www.vietnamdrive.com/silk-painting-in-vietnam/

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon