Tin tức

Tranh lụa Trung Hoa – Khi những tấm vải biến thành một tác phẩm nghệ thuật

Tơ lụa được phát hiện từ nhiều thiên niên kỷ trước ở Trung Quốc nhưng chỉ được ưa chuông cho đến thế kỷ 27 trước Công nguyên. Sau đó, vải lụa trở nên phổ biến trong giới thượng lưu ở Trung Quốc và trong thời kỳ cai trị của nhà Hán, chúng được sử dụng như một phương tiện để vẽ tranh, bước đầu hình thành lịch sử hội họa giàu có của Trung Quốc. Không những vậy, vải lụa thường xuyên được dùng để ghi lại hình ảnh của các bậc vua chúa, nhà quyền quý, hay vinh danh những người đã khuất. 

(Bên trái) Cận cảnh bức tranh lụa của Hoàng đế Huizong, Các cung nữ chuẩn bị lụa dệt mới và (Bên phải) Một buổi hòa nhạc trong cung điện, một bức tranh lụa thời nhà Đường

Tranh lụa là sự kết hợp của những nét vẽ uốn lượn tinh tế và kỹ thuật kéo sợi vải lụa tỉ mỉ trong văn hóa Trung Hoa. Hai hành động này đều đòi hỏi sự chính xác và khéo léo, chỉn chu. Trước đây, đá được sử dụng để căng lụa và tạo bề mặt bằng phẳng trước khi phủ màu. Cọ vẽ làm từ lông động vật sau đó được sử dụng để tạo ra các kiểu dáng và chữ thư pháp khác nhau. Về sau, khi các công cụ và kỹ thuật phát triển hơn, các họa sĩ có thể thêm nhiều màu sắc vào tranh lụa.

Tranh lụa sử dụng kỹ thuật Gongbi

Thông thường, tranh lụa Trung Quốc được phân thành ba loại theo các chủ đề là: nhân vật (người và cảnh sinh hoạt), phong cảnh (phông nền phong cảnh) và chim hoa (động thực vật). Phong cảnh được coi là hình thức hội họa đặc sắc nhất do các chi tiết phức tạp được vẽ trên đó.

Có hai kỹ thuật vẽ tranh lụa, kỹ thuật Gongbi và Shuimo. Gongbi tạm dịch là kỹ thuật vẽ tỉ mỉ, đòi hỏi sự chính xác và kỹ năng hoàn hảo. Các bức tranh Gongbi được tạo từ nhiều lớp bột màu rực rỡ và nét vẽ thanh thoát để miêu tả chân thực nhất các vật thể.

Trong khi đó, kỹ thuật Shuimo mang hơi hướng tự do hơn. So với Gongbi, cả mực đen và mực màu đều có thể được sử dụng để mô tả thần thái của vật thể hơn là đi vào các chi tiết.

Tranh lụa phong thủy Rồng Xanh của Trung Quốc

Tranh lụa là một phần quan trọng trong di sản của Trung Quốc. Những bức tranh đòi hỏi nhiều thời gian và tâm huyết của các họa sĩ hơn các loại hình nghệ thuật khác. Trong thế giới hiện đại ngày nay, tranh lụa nhắc nhở chúng ta về những điều kỳ diệu và sức sống mãnh liệt của nghệ thuật truyền thống theo thời gian.

 

Biên dịch: Minh Hậu

Biên tập: Thu Huyền

Nguồn: Chinese Silk Paintings: When Fabric Becomes Canvas | youlinmagazine.com


 

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon