VN | EN

Tin tức

Top 10 Bậc thầy về Tranh chân dung tự họa (Phần 1)

Trước thời kỳ Phục hưng, các hoạ sĩ thường không có thói quen vẽ chân dung tự hoạ. Họ có thể đưa chân dung của mình vào trong chân dung nhóm, nhưng điều đó rất hiếm khi xảy ra. Mãi đến thế kỷ 15, khi họa sĩ người Đức Albrecht Dürer bắt đầu tạo ra những bức tranh chi tiết về chân dung của mình, từ đó tranh chân dung tự họa đã trở thành một thể loại riêng trong hội hoạ.
Kể từ đó, các nghệ sĩ từ Rembrandt đến Frida Kahlo đã lấy chân dung tự họa trở thành chủ đề chính trong tác phẩm của họ. Và trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau nhìn lại về 10 vị bậc thầy vĩ đại về tranh chân dung tự họa.

Albrecht Dürer

Tự họa, 1500
Alte Pinakothek, Munich

Tự họa, 1493
Museo Nacional del Prado

Bậc thầy Phục hưng người Đức vẽ bức chân dung tự họa đầu tiên của mình chỉ khi mới 13 tuổi. Năm 22 tuổi, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghệ thuật chính thức, ông vẽ mình khi còn trẻ, trên bờ vực của sự nghiệp cách mạng, trong Bức chân dung nghệ sĩ cầm cây kế (1493). Dürer đã tiếp tục vẽ và khắc thêm một số bức tự họa trong độ tuổi hai mươi của mình, gần như tất cả đều thể hiện ở góc ba phần tư. Với mỗi tác phẩm này, người nghệ sĩ dần trở nên tự chắc chắn hơn với bản thân.
Ở độ tuổi 28, Dürer vẽ bức chân dung mà ông tự hào nhất - và nổi tiếng nhất của mình -. Tạo dáng chính diện trong phông nền đen, với những lọn tóc cuộn tròn chảy trên chiếc áo khoác lông thú, được anh kéo lại bằng một cử chỉ đặc biệt có ý nghĩa: đó là sự ban phước của Chúa Kitô. Vẽ nên sự song hành giữa họa sĩ và Thánh cứu thế, bức tự họa của Dürer đều có phần nổi bật và phức tạp — và nó tiếp tục thu hút người xem đến ngày nay.

Frida Kahlo

Tự họa với khỉ và vẹt, 1942
MALBA


Tự họa với bộ đồ đỏ nhung, 1926
Galeria Enrique Guerrero

Một người họa sĩ Mexico đã thực hiện hàng chục bức chân dung tự họa từ những năm thiếu niên trở đi, những hình ảnh đã gắn liền khuôn mặt của họa sĩ — với lông mày đen nổi bật, bộ ria mép nhẹ, má và môi ửng hồng — đã đi vào tâm thức văn hóa Mexico. Cô thường vẽ mình giữa những loài thực vật và động vật nhiệt đới ở quê hương cô - gợi ý đến di sản Chicana đáng tự hào của cô, như trong bức Tự họa chân dung với Bonito (1941); trong những bức tranh khác, cô ấy miêu tả không gian nội thất đơn giản, như bức Chó Itzcuintli và Tôi (1938).
Kahlo cũng sử dụng chân dung tự họa để nói lên nỗi khổ của mình. Cô ấy đã phải chịu đựng căn bệnh mãn tính suốt đời do trở thành nạn nhân của một vụ tai nạn xe buýt ở tuổi 18. Các tác phẩm siêu thực như Cây cột vỡ (1944) truyền tải nỗi thống khổ của cô ấy: Những chiếc đinh kim loại đâm thủng da của một người đang khóc, trong khi một chiếc cột vỡ vụn bên trong cơ thể của cô ấy — một thanh sắt đã đâm cô ấy gần 20 năm trước đó.
Trong những năm kể từ khi bà qua đời năm 1954, sự nổi lên của phong trào "Fridamania" đã biến hình ảnh của Kahlo thành một thế lực thương mại; Cô ấy đã xuất hiện trên tất cả mọi phương tiện sản phẩm. Chúng tôi sẽ không bao giờ biết liệu Kahlo có chấp nhận vị thế người nổi tiếng toàn cầu của cô ấy hay không, nhưng chúng tôi biết rằng cô ấy muốn được nhìn nhận. Cô ấy đã để lại hơn 50 tác phẩm mà trong đó cô ấy thể hiện chính xác như những gì cô ấy muốn người khác nhìn thấy mình: một họa sĩ táo bạo, có phong cách riêng và đầy tình cảm, người làm nổi bật lên các nền văn hóa bản địa của Mexico.

Ana Mendieta

Rãnh nước, 1974
Gropius Bau

Mặc dù chủ yếu được biết đến với việc để lại dấu ấn cơ thể của cô trên những mảnh đất — một hình thức tự họa thơ mộng — nghệ sĩ người Mỹ gốc Cuba Ana Mendieta cũng đã tạo ra một số bức tranh chân dung tự họa khi cô còn là sinh viên vào năm 1972. Khuôn mặt của cô xuất hiện trong những tác phẩm này, nhưng Mendieta đã bóp méo, ngụy trang và nói cách khác là làm biến dạng nó, cố tình ngăn cản người xem nhìn thấy bản chất con người thực sự của mình.
Đối với Untitled (Facial Cosmetic Variations), người họa sĩ đã ‘trang điểm’ cho mình bằng một bộ tóc giả, trang điểm cho khuôn mặt của mình và kéo một chiếc quần tất tuyệt đẹp qua đầu. Trong Untitled (Glass on Body Imprints), cô ấy còn biến đổi nhiều hơn, thay đổi các đặc điểm của mình một cách quái dị bằng cách áp mặt vào những tấm kính plexi. Cùng năm với tác phẩm đó, nghệ sĩ yêu cầu một đồng nghiệp nam cắt bỏ bộ râu của mình; sau đó, cô ấy dán phần râu đó lên khuôn mặt của mình trong một màn trình diễn về giới tính trong phần tác phẩm Untitled (Cấy tóc trên khuôn mặt).

Barkley L. Hendricks

Steve, 1976

Barkley L. Hendricks

Lawdy Mama, 1969
Bảo tàng Brooklyn 

Cố họa sĩ Barkley L. Hendricks, người qua đời năm ngoái ở tuổi 72, chủ yếu được biết đến với việc vẽ các bức chân dung toàn thân của những người bạn cùng lứa người Mỹ gốc Phi đầy phong cách của mình, nhưng thỉnh thoảng ông lại thể hiện mình bằng những bức chân dung tự họa táo bạo, dí dỏm. Hendricks từng nói: “Tôi không bị cuốn hút với bản thân nhiều như Rembrandt hay buồn bã đến mức như Van Gogh. “Tuy nhiên, đôi khi, tôi không thể cưỡng lại khi đặt mình là chủ thể.”
Một ví dụ ban đầu là Icon for My Man Superman (Siêu nhân chưa bao giờ cứu bất kỳ người da màu nào - Bobby Seale) (1969). Lấy cảm hứng từ bức chân dung thời trung cổ, Hendricks tự vẽ mình, đeo kính râm thể thao và một kiểu tóc afro, ở giữa bức tranh và hướng về phía trước; trong thời trang hiện đại, nghệ sĩ tình cờ khoanh tay trên chiếc áo phông có logo siêu anh hùng. Gương mặt Hendricks toát lên vẻ tự tin và lãnh đạm.
Năm 1977, Hendricks vẽ bức chân dung tự họa bằng hình ảnh má lúm đồng tiền trong bức Brilliantly Endowed. Với chủ thể gần như khỏa thân hoàn toàn trước phông nền tối đen như mực, Hendricks ngậm một chiếc tăm và chạm vào bộ phận sinh dục của mình một cách tinh tế trong khi tạo dáng một cách tự hào trong một bộ đồ tương phản. Trong một bức chân dung tự họa khác của năm đó - Slick, Hendricks tạo dáng tương tự trong bộ vest trắng hoàn toàn mà anh kết hợp với mũ lưỡi trai nhiều màu, một món đồ thời trang truyền thống của nam giới trên khắp châu Phi.

Vincent van Gogh

Chân dung tự họa, 1889
Musee d'Orsay, Paris


Chân dung tự họa của người họa sĩ, 1887-1888

Bảo tàng Van Gogh
Hãy thử tưởng tượng họa sĩ người Hà Lan Vincent van Gogh và bạn có thể sẽ nghĩ đến anh ấy với một dải băng trắng lớn trên tai phải. Chân dung của bậc thầy Hậu Ấn tượng bất hạnh này bắt nguồn từ Bức chân dung tự họa với chiếc tai bị băng bó (1889), một trong hơn 30 bức chân dung tự họa mà ông đã vẽ chỉ trong vòng bốn năm.
Trước khi bắt đầu vẽ những bức chân dung tự họa đầu tiên của mình, Van Gogh chủ yếu vẽ phong cảnh và nội thất, đôi khi là chân dung của một người dân thị trấn địa phương. Đến năm 1886, người nghệ sĩ khao khát phát triển kỹ năng vẽ chân dung của mình, nhưng thiếu tiền trả cho người mẫu, vì vậy ông đã tìm ra một giải pháp: ông sẽ tự vẽ chính mình.
Cho dù là đang ngồi hay làm việc và thường đội mũ rơm hay hút chiếc tẩu của mình, Van Gogh đã vẽ nên vẻ ngoài với mái tóc chớm đỏ của mình bằng những nét vẽ rung động và những đường cọ tạo vòng xoáy bão hòa đặc trưng cho phong cách của ông. Tuy nhiên, sau khi trải qua giai đoạn ông tự cắt tai của mình vào tháng 12 năm 1888, Van Gogh chỉ vẽ hai bức chân dung tự họa thể hiện phần bị thương của mình — vì ông vẽ qua việc soi gương, thực ra là phần bên trái của khuôn mặt ông.
Năm sau, Van Gogh ngừng tự vẽ chân dung hoàn toàn, và ông qua đời vì vết thương do súng bắn tự gây ra vào năm 1890. Một thế kỷ sau, vào năm 1998, bức Chân dung nghệ sĩ không còn râu (1889) - mà có thể là lần cuối cùng Van Gogh tự vẽ - được mua trong cuộc đấu giá với giá 71,5 triệu đô la, trở thành một trong những bức chân dung tự họa đắt nhất từng được bán.

Mời bạn đọc tiếp ở Phần 2 tại đây.

Nguồn: https://www.artsy.net/article/artsy-editorial-10-masters-self-portrait-frida-kahlo-cindy-sherman

Biên dịch: Hưng
Biên tập: Ahndoar

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon