Tin tức

Những bức tranh trừu tượng gần gũi của họa sĩ người Mỹ Alex Katz tại Guggenheim (P1)

Họa sĩ Alex Katz rất yêu vợ. Đó là điều hiển nhiên. Ông cũng dành nhiều tình cảm cho những người con, người cháu, và cả những người bạn nổi tiếng của mình. Và ông đã đưa tất cả vào trong những tác phẩm nghệ thuật của mình tại triển lãm tranh mang tên "Gathering" đang diễn ra tại Bảo tàng Guggenheim cho đến hết ngày 20 tháng 2 năm 2023. Con trai Vincent, vũ công Paul và những người bạn Yvonne, Rudy và Edwin, và tất nhiên, Ada - vợ và cũng là nàng thơ vĩnh cửu của Katz đều xuất hiện trong gần 20 bức tranh xuyên suốt triển lãm nghệ thuật. Hình ảnh của họ xuất hiện lặp đi lặp lại dưới nhiều cách thể hiện khác nhau, nhưng vẫn sinh động mà không tạo cảm giác nhàm chán dưới con mắt đầy yêu thương của vị họa sĩ đã 95 tuổi này.

Bức tranh vẽ về người vợ Ada của họa sĩ Alex Katz vào năm 1959

Tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Katz nhìn có vẻ chỉ là bức họa chân dung đơn giản, nhưng ngụ ý ẩn giấu dưới hình ảnh và nét vẽ lại rất khó đoán. Hình ảnh các nhân vật trong “Yvonne” (1965) và “Vincent and Tony” (1969) dường như lướt qua như những người xa lạ trên đường phố, hoặc những khuôn mặt xuất hiện trên quầy tạp chí. Họ đều là những người ưa nhìn, thời trang nhưng ngoài chừng đó thông tin, chẳng ai biết thêm điều gì về họ. Những bản phác thảo ban đầu của Katz về những người đi tàu điện ngầm minh họa cảm giác ánh nhìn thoáng qua này là yếu tố xuyên suốt quá trình sáng tác của ông. Nhưng khi quan sát kỹ hơn các chủ đề chính trong những tranh về sau của Katz, điều không thể biết trước đó lại tạo nên một tiếng vang lớn.

Xu hướng tranh của họa sĩ ngày càng chững chạc (và có lẽ là mang tính biểu tượng nhất), thường có một chủ thể trung tâm giữa nền đơn sắc phẳng giống như bức tranh chân dung “Nụ cười đỏ” (The Red Smile) sáng tác năm 1963 về người vợ Ada của ông. Katz đến với phong cách này vào cuối những năm 1950 trong thời điểm các Chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng, Trường Màu và giai đoạn sơ khai nhất của Pop Art giao hòa. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ chủ đạo của ông dường như là những hình ảnh mang phong cách nhiếp ảnh, cụ thể là biên tập và quảng cáo. Nhìn vào sáng tác “Nụ cười đỏ”, ánh sáng tự nhiên một cách cố ý dường như chiếu thẳng vào khuôn mặt của Ada, tôn lên nụ cười sáng chói của bà nằm chính giữa cánh đồng màu đỏ gợi nhớ đến bối cảnh của một studio ảnh. Đây là một bức tranh dễ đọc, dễ hiểu theo ngôn ngữ của quảng cáo.

Alex Katz, khung cảnh sắp đặt của triển lãm “Tụ họp” (Gathering) tại Bảo tàng Solomon R. Guggenheim năm 2022.

Tất nhiên, đó là tiêu điểm trong cách sắp xếp triển lãm tranh của họa sĩ Katz. Mặt phẳng và đèn flash là những điểm thu hút chính. Bên cạnh đó, triển lãm tranh "Gathering" còn tái hiện một cách hoàn hảo sự phát triển và thay đổi trong phong cách sáng tác của họa sĩ. Các bản phác thảo tàu điện ngầm đầu tiên của ông được nối tiếp bởi những nét vẽ thiếu cân đối với việc bắt chước Jackson PollockPaul Cézanne, và kế đó là một loạt các bức ảnh cắt ghép tạo cảm giác không bằng phẳng trong các tác phẩm nghệ thuật đánh dấu sự trưởng thành của ông. 

Từ cuối những năm 1950, những nét vẽ mờ nhạt xuất hiện trong các bức chân dung như “Ada với áo len màu đen” (Ada with Black Sweater) (1957). Đặc biệt, “Irving và Lucy” (1958) là một trong những tác phẩm thể hiện rõ nhất tính hiệu quả, quyến rũ, đầy ắp sự ấm áp mờ ảo, tỏa ra từ cặp đôi nằm tại trung tâm bức tranh. Nhưng đến giữa những năm 1960, phong cách hội họa của Katz lại bóng bẩy hơn. Kéo theo đó, các tác phẩm tranh sơn dầu của ông xuất hiện nhiều hơn, kích cỡ bức tranh sơn dầu cũng tăng lên đáng kể trong khi mất dần chiều sâu.

Xem thêm phần 2 tại đây

 

Biên dịch: Minh Hậu

Biên tập: Thu Huyền

Nguồn: At the Guggenheim, Alex Katz’s Paintings Are Intimate but Inscrutable | artsy.net

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon