VN | EN

Tin tức

Nghệ thuật Trừu tượng được phát minh bởi một nhà tâm linh giữa thế kỷ XIX?

Các nhà sử học nghệ thuật luôn thích xem xét về lịch sử nghệ thuật hơn là tranh luận về nghệ thuậtnghệ sĩ. Các cuộc tranh luận về “Ai là người được coi là cha đẻ của nghệ thuật hiện đại, Gustave Courbet hay Édouard Manet? Ai là nghệ sĩ có sức ảnh hưởng hơn Pablo Picasso hay Henri Matisse?” luôn diễn ra trong thế giới nghệ thuật. Một trong những câu hỏi lớn nhất trong thế giới nghệ thuật: “Nghệ sĩ nào đã tạo ra tác phẩm nghệ thuật trừu tượng đầu tiên trên thế giới. Ai là người đã phát minh ra nghệ thuật trừu tượng?”

Theo nhiều bằng chứng lịch sự, người sáng lập ra nghệ thuật trừu tượngWassily Kandinsky (1866-1944), người đã đầu tư vào việc chứng minh mình là người tiên phong của loại hình này đến nỗi ông đã viết một bức thư cho nhà buôn nghệ thuật của mình vào năm 1936 để khẳng định về một bức tranh được tạo ra trước đó 25 năm có tên là Komposition V (Sáng tác V, 1911, bộ sưu tập tư nhân). Về bức tranh này, Kandinsky đã viết “Đây thực sự là bức tranh trừu tượng đầu tiên trên thế giới vì vào thời đó không có họa sĩ nào vẽ tranh trừu tượng. Do đó, nó là một bức tranh lịch sử".

(Komposition V của Wassily Kandinsky)

Komposition V là một thành tựu hoành tráng, một công trình khổng lồ! Chứa đầy những đường đen dày và những màu xoáy. Có những khoảnh khắc mà người xem cần tìm một hình ảnh dễ nhận biết. Đó có phải là một người đứng ở góc dưới bên phải không? Và đằng kia đó có phải là một con chim không? Nhưng đối với tất cả những câu hỏi, câu trả lời luôn giống nhau: không có chủ thể hay đối tượng. Và Kandinsky đã đúng: nếu nó là bức tranh trừu tượng đầu tiên trên thế giới, nó thực sự sẽ là “một bức tranh lịch sử”, trong nhiều thập kỷ, nó đã được nhiều nhà sử học nghệ thuật tôn vinh như vậy.

Nhưng nếu nó không phải là bức tranh trừu tượng đầu tiên trên thế giới thì sao? Và điều gì sẽ xảy ra nếu Kandinsky không phải là nghệ sĩ trừu tượng đầu tiên?

Nghệ thuật trừu tượng có thể được coi là một dấu ấn của thế kỷ XX, nhưng nguồn gốc của nó xuất phát từ thế kỷ XIX. Trong những thập kỷ cuối của những năm 1800, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đã quan tâm đến trải nghiệm nhằm mục đích thách thức những yếu tố truyền thống gắn liền với hội họa. Phong cảnh phẳng của Paul Cézanne làm biến dạng không gian, hay vô số tác phẩm của Claude Monet mô tả chi tiết các tác động của ánh sáng. Mặc dù những nghệ sĩ này không tạo ra nghệ thuật trừu tượng, nhưng với những thử nghiệm này, họ đã thiết lập một tiền lệ hình ảnh để điều chỉnh diện mạo của một chủ thể nhằm vượt ra ngoài giới hạn của Chủ nghĩa hiện thực. Do hình ảnh của họ đã được trừu tượng hóa. Không còn cần thiết phải vẽ một ngọn núi chính xác như những gì nó được nhìn thấy bằng mắt, thay vào đó bạn có thể thể hiện dựa trên cảm xúc hoặc nhận thức cá nhân về ngọn núi đó.

(Blue Moutain của Wassily Kandinsky)

Niềm đam mê vượt ra khỏi những giới hạn của thị giác không chỉ thịnh hành trong thế giới nghệ thuật vào cuối thế kỷ XIX, mà còn lan sang các lĩnh vực khác của xã hội phương Tây, được thúc đẩy bởi sự lạc quan và sự thay đổi lớn do Cách mạng Công nghiệp mang lại. Thật vậy, thế giới cảm thấy mới mẻ, vui mừng trước những khám phá khoa học và những phát minh chói lọi của thời đại và những thập kỷ sau đó. Hóa thạch! Đèn điện! Nhiếp ảnh! Tia X! Nguyên tử,.. Những điều vô hình đột nhiên trở nên hữu hình nhờ những phát triển này, và những thành tựu không thể khám phá được trước đây đã làm dấy lên nhiều câu hỏi hơn: Chúng ta không thể nhìn thấy điều gì? Điều gì nằm ngoài phạm vi tầm nhìn của chúng ta?

Vào giữa những năm 1800, một hệ thống tín ngưỡng hoàn toàn mới - một số người thậm chí còn gọi nó là một tôn giáo - đã kết hợp niềm đam mê với thế giới tâm linh và "bằng chứng" về sự tồn tại của thế giới bên kia thông qua giao tiếp với người chết: Chủ nghĩa Tâm linh. Thuyết Duy linh, một phong trào phổ biến mà các tín đồ tin vào khả năng giao tiếp với các sinh vật ở thế giới khác, bắt đầu vào những năm 1840 với màn đọc rap của Fox Sisters khét tiếng, người tuyên bố có đường dây liên lạc trực tiếp với các linh hồn trong ngôi nhà bị ám ở Hydesville, New York. .

Khi danh tiếng của họ ngày càng nổi tiếng, khái niệm về Chủ nghĩa Duy linh cung cấp một mối liên kết hấp dẫn giữa khoa học và tôn giáo, áp dụng các khía cạnh của cả hai để tạo ra một học thuyết kết nối với thế giới bên kia với bằng chứng hữu hình. Ngay cả sau khi một trong những Chị em nhà Fox thú nhận vào những năm 1880 đó là  một trò lừa bịp, hệ thống niềm tin vẫn tiếp tục trở nên phổ biến trong vài thập kỷ, truyền cảm hứng cho những tâm trí tò mò từ Nữ hoàng Victoria, Pierre Curie (chồng của Marie, người theo Chủ nghĩa Hoài nghi), và Arthur Conan Doyle, người tạo ra Sherlock Holmes.

Trên thực tế, Chủ nghĩa Duy linh có ảnh hưởng lớn trong lịch sử nghệ thuật. Các nghệ sĩ đã thường xuyên tuyên bố tiếp xúc với một số lực lượng vô hình, chưa được biết đến đang hướng dẫn họ hướng tới sự sáng tạo; người La Mã cổ đại tin vào sự tồn tại của các linh hồn sáng tạo, những người sống trong các bức tường nhà hoặc xưởng vẽ của một nghệ sĩ và bí mật định hình kết quả của một tác phẩm nghệ thuật.

Ngay cả Albrecht Dürer, họa sĩ, thợ in kiêm thợ vẽ bản thảo thời kỳ Phục Hưng của Đức, cũng tin rằng bức chân dung tự họa của chính mình đã được thần thánh hóa. Trong mỗi trường hợp, cảm hứng thiêng liêng đã thúc đẩy một nghệ sĩ hướng tới hành động.

Vào mùa hè năm 1871 - Wassily Kandinsky lúc đó 5 tuổi, và  đứng cạnh Odessa - Georgiana Houghton (1814-84) đang bận rộn chuẩn bị cho buổi khai mạc triển lãm nghệ thuật đầu tiên của cô. Những bức vẽ bằng màu nước sẽ được tổ chức tại Phòng trưng bày mới của Anh trên phố Bond của London. Người nghệ sĩ ở tuổi 57, đã chuẩn bị 155 bức tranh màu nước sống động với các vòng xoáy màu đậm và các dạng xoắn ốc nhiều lớp lộng lẫy, nhằm thu hút người xem vào tâm điểm của các vòng xoáy. Houghton đã phải vất vả trong mười năm để hoàn thành các tác phẩm của mình và bà đã sẵn sàng chia sẻ chúng với thế giới, nhưng thế giới dường như chưa sẵn sàng đón nhận chúng.

(Chân dung của Chúa Jêsus của Georgiana Houghton)

Để có thể tiếp cận công chúng, bà thuê Phòng trưng bày New British với số tiền ít ỏi của mình và tổ chức triển lãm một cách độc lập. Mọi thứ đều được cân nhắc cẩn thận: bố cục của cuộc triển lãm, những khung hình mà Houghton thuê riêng, thậm chí cả cuốn catalog tự sản xuất cũng có phần giới thiệu về ký hiệu học và triết lý nghệ thuật của Houghton. Trong bốn tháng, bà đã tự bảo vệ công việc của mình, thậm chí dành năm ngày một tuần - từ 10 giờ sáng đến 5 giờ 30 chiều trong phòng trưng bày, trò chuyện với khách tham quan và đưa ra những lời giải thích chi tiết về công việc của mình.

Những lời chỉ trích đối với các bức tranh của Georgiana Houghton rất dữ dội: một nhà phê bình thậm chí còn nói, “Nếu chúng tôi tổng hợp các đặc điểm của cuộc triển lãm trong một cụm từ duy nhất, chúng tôi sẽ phát âm nó là chủ nghĩa tượng trưng.” Tương tự như vậy, tờ Daily News của London đã so sánh những xoắn ốc của Houghton với “những sợi len màu rối rắm”. Ngay cả một bài đánh giá bề ngoài có vẻ tích cực đã gọi buổi triển lãm là “cuộc triển lãm đáng kinh ngạc nhất ở London thời điểm hiện tại”. Trong số 155 bức tranh được trưng bày, Houghton chỉ bán được một bức, và chi phí cho cuộc triển lãm quá lớn đã đưa họa sĩ đến bờ vực phá sản.

Công việc của Houghton đối lập với những phong cách phổ biến thời đó, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi nó bị coi thường như vậy. Và những hình ảnh kỳ quặc, không mang tính đại diện của bà chỉ là một phần của vấn đề. Một nửa còn lại, Houghton viết, chúng bắt nguồn từ rất nhiều linh hồn đã tiếp quản bút vẽ của bà, sử dụng bà như một phương tiện sáng tác. Bà không vẽ những thứ này, Houghton tuyên bố - các linh hồn đã vẽ và bà coi các tác phẩm của mình như “những bức tranh thần thánh” để làm cho nguồn gốc tác phẩm rõ ràng một cách hoàn hảo.

 

Nguồn: https://lithub.com/was-abstract-art-actually-invented-by-a-mid-19th-century-spiritualist/

Biên dịch: Trang Hà

Biên tập: Minh Liên

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon