VN | EN

Tin tức

Lucian Freud và nghệ thuật đáng chú ý (Phần 1)

Lucian Freud là một họa sĩ nổi tiếng người Anh thuộc thế kỷ 20. Di sản của nghệ sĩ không chỉ nằm ở bộ sưu tập tranh sơn dầu chân dung đồ sộ, mà còn là chất riêng nằm ở tính cách, kỹ thuật hội họa của ông. Rất ít họa sĩ có đủ can đảm để vẽ tranh chân dung một vị nữ hoàng đang còn tại vị theo cách thức mà Freud vẽ cố Nữ hoàng Elizabeth II trong bức vẽ “Her Majesty The Queen”. 

Cho dù Nữ hoàng có thích bức họa đó hay không, nhưng nhiều tờ báo không chính thống đã ngay lập tức bày tỏ sự không tán thành, coi bức chân dung là sự xúc phạm đến phẩm giá của Nữ hoàng như tiêu đề 'Đó là một trò hề, thưa Nữ hoàng” trên trang nhất của tờ Sun. Bức họa có thể không thực sự hút mắt bởi nét vẽ hoa mỹ, mà chính là năng lượng, sức mạnh tỏa ra từ bức chân dung này. Đó là sự ngoan cường toát ra từ đôi mắt đen không điểm xuyết nhiều chi tiết cầu kỳ. Thay vì vẽ các đường nét thật tỉ mỉ trên khuôn mặt, cách Freud phác họa lại chân dung thể hiện sự tôn trọng tối thương với vị vua đứng đầu Vương quốc.

A person and dog lying on a bed

Description automatically generated with low confidence

Bức tranh sơn dầu trên vải "Double Portrait (1985–86) của Lucian Freud.

Đó là một trong nhiều bức tranh sơn dầu được chọn lựa với tinh thần thể hiện sự mạnh mẽ, quyền lực đưa vào trưng bày tại triển lãm tranhLucian Freud: New Perspectives” (Những góc nhìn mới). Một phần mục đích của triển lãm tranh khi được tổ chức tại Phòng trưng bày nghệ thuật Quốc gia là trưng bày tác phẩm của Freud trong bối cảnh lịch sử-nghệ thuật quốc tế. Theo nhiều góc đánh giá, Freud là một người theo chủ nghĩa cổ điển – một họa sĩ hoàng gia chuyển sang phong cách trừu tượng. 

Triển lãm vừa diễn ra của họa sĩ người Anh bao gồm hơn 60 tác phẩm, được sắp xếp theo trình tự thời gian. Điều đó thể hiện rõ các giai đoạn phát triển phong cách hội họa của Freud. Căn phòng đầu tiên chứa một bức tranh chân dung của Cedric Morris, người đã dạy Freud ở Suffolk vào năm 1939–42. Mặc dù Soutine và Modigliani, cũng như Morris là những nhân vật có ảnh hưởng ban đầu đến con đường sáng tạo của Freud. Thời gian sau đó, kỹ thuật và con mắt nghệ thuật của họa sĩ sắc nét hơn, cũng từ đó nhiều bức tranh chân dung sơn dầu độc đáo chẳng hạn như “Dead Heron” (1945) và “Dead Cock's Head” (1951) ra đời.

Woman with a Tulip by Lucian Freud

Tranh sơn dầu mang tên “Woman with a Tulip” (1945)

Tuy nhiên, phong cách nghệ thuật của ông trở nên phóng khoáng, tươi sáng hơn trong giai đoạn sau. Nét vẽ của ông thanh thoát hơn, các nhân vật cũng không còn mang sắc thái hốt hoảng, sợ hãi như trước. Freud đã vẽ tranh chân dung nghệ sĩ John Minton vào năm 1952, 5 năm trước khi ông tự sát. Đó là một bức tranh buồn, khác hẳn với phong cách thời gian đầu sự nghiệp của ông, như thể sự thật với nhân vật trong bức tranh là hai đối tượng khác nhau vậy. 

 

Nguồn: Lucian Freud and the art of paying attention | appllo-magazine.com

Biên tập: Thu Huyền

Biên dịch: Minh Hậu

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon