-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Liệu Singapore có phải là trung tâm triển lãm nghệ thuật toàn cầu không? (P1)
Trong giới nghệ thuật từ lâu đã xuất hiện những lời đồn đoán về vị trí của Singapore trong thị trường nghệ thuật toàn cầu. Họ cho rằng đất nước này sẽ sớm trở thành “thỏi nam châm” mới, thu hút sự quan tâm của hàng loạt phòng trưng bày nghệ thuật hàng đầu cũng như giới chuyên môn, người yêu nghệ thuật trên thế giới. Và rõ ràng, dự đoán này đã được kiểm chứng tại triển lãm nghệ thuật Art Singapore vừa diễn ra vào tháng 1 vừa qua.
Tuần lễ nghệ thuật Singapore được tổ chức bởi The Art Assembly từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 1 năm 2023. Triển lãm thu hút hàng trăm tác phẩm nghệ thuật của hơn 160 phòng trưng bày nghệ thuật hàng đầu trong nước và quốc tế, trong đó có khoảng 20 phòng trưng bày đã có trụ sở tại Singapore.
Tác phẩm "Good Morning, Singapore" (08/07/2020) của họa sĩ Alicia Tan Yen Ping
Thị trường nghệ thuật Đông Á đã chứng kiến nhiều thay đổi trong vài năm qua. Trung Quốc chỉ mới mở cửa trở lại cho du khách sau khi kết thúc chính sách không COVID, trong khi đó Seoul đã trở thành một điểm đến quan trọng của nghệ thuật toàn cầu nhờ một lượng lớn các phòng trưng bày nghệ thuật quốc tế và hiệu ứng thành công của Friezer vào tháng 9/2021. Và bên cạnh đó, Singapore cũng nổi lên như một mảnh đất đầy tiềm năng tại châu Á cho giới nghệ thuật.
Những dấu hiệu cụ thể xuất hiện đã minh chứng cho khẳng định trên. Chẳng hạn như hội chợ nghệ thật thử nghiệm Singapore Biennale và một hội chợ nghệ thuật quy mô nhỏ S.E.A. Focus cũng đã được tổ chức trước khi Art SG ra mắt. Đó chính là những bài kiểm tra đáng chú ý tư cách là một trung tâm nghệ thuật toàn cầu của Singapore.
Pearl Lam, chủ một phòng tranh cùng tên tại Gillman Barracks đến năm 2015 và hiện đang quản lý nhiều không gian trưng bày nghệ thuật tại Hong Kong và Thượng Hải. Sau nhiều năm, Lam nhận ra rằng “rất nhiều thứ đã thay đổi” kể từ lần cuối cô đến đây vào năm 2018. Theo Lam, sự khác biệt lớn nhất nằm ở những người sưu tầm nghệ thuật. Trước đây, khách hàng chủ yếu đến từ Indonesia, Philippines, Malaysia và Thái Lan, bên cạnh những người Singapore bản địa. Thế nhưng các nhà sưu tầm từ Trung Quốc đại lục lại chiếm số lượng khá lớn, làm động lực cho các hoạt động kinh doanh nghệ thuật tại Đảo quốc tiếp tục phát triển.
Đặc biệt, sự xuất hiện của các phòng trưng bày nghệ thuật quốc tế lớn như Gagosian là đòn bẩy mạnh mẽ hơn cho thị trường nghệ thuật của Singapore phát triển mạnh. Nick Simunovic, giám đốc cấp cao của Gagosian tại Hồng Kông cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng được đến Singapore và chào đón một hội chợ nghệ thuật chất lượng cao khác trong khu vực. Cộng đồng nghệ thuật địa phương, kết hợp với những người nước ngoài đến từ Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và các khu vực khác của châu Á, khiến Singapore trở thành một điểm đến đặc biệt sôi động.” Sự tham dự của nhiều phòng trưng bày nghệ thuật lớn tại Art SG chính là một phiếu tín nhiệm có hiệu lực tuyệt đối đối với hội chợ này và vị trí của Singapore. Pace Gallery, David Zwirner, White Cube, Galerie Max Hetzler, những thương hiệu có tiếng này trưng bày tại đây sẽ thay đổi cái nhìn của thị trường toàn cầu nhìn đối với Singapore.
Xem thêm phần 2 tại đây
Biên dịch: Minh Hậu
Biên tập: Thu Huyền
Nguồn: Is Singapore the Next Major Global Art Hub? | artsy.net