VN | EN

Tin tức

Kho báu từ phương Đông: Cẩm nang khám phá và sưu tầm nghệ thuật Trung Hoa ( Phần 3)

Họa tiết: Ngôn ngữ biểu tượng vượt thời gian

Một cặp lư hương Foo Dog bằng sứ cổ điển Trung Quốc lớn

Những họa tiết lặp lại trong nghệ thuật Trung Hoa không chỉ là yếu tố trang trí, mà còn là ngôn ngữ biểu tượng truyền tải niềm tin, triết lý và khát vọng của con người qua hàng ngàn năm. Chúng hiện diện rộng khắp trong tranh vẽ, gốm sứ, điêu khắc, phục trang – tựa như những mật mã văn hóa bền bỉ vượt qua thời gian. Dưới đây là một số biểu tượng nổi bật đáng lưu ý:

  • Rồng: Biểu tượng tối thượng của quyền lực, thể hiện vị thế cao quý của hoàng đế và sức mạnh siêu nhiên.

  • Tuổi thọ: Thường được diễn đạt bằng hình tròn trừu tượng hoặc hình bướm – tượng trưng cho sự trường thọ và chu kỳ sống.

  • Quả đào: Đại diện cho sự bất tử và khát vọng sống lâu, thường gắn liền với truyền thuyết về các vị tiên.

  • Hổ phách: Được xem là hóa thân của linh hồn hổ đã khuất, tượng trưng cho lòng can đảm và khí phách.

  • Hoa sen: Gắn với Phật giáo, biểu thị sự tinh khiết và giác ngộ khi vươn lên từ bùn lầy mà không nhiễm bụi trần.

  • Hoa mẫu đơn: Nữ hoàng của các loài hoa, biểu tượng của giàu sang, vẻ đẹp và đức hạnh.

  • : Do đồng âm với từ “dư dả” trong tiếng Trung, cá là biểu tượng thịnh vượng và phát đạt.

  • Sư tử (Chó Foo): Những linh thú bảo hộ đặt trước nhà, canh giữ bình yên và xua đuổi tà khí.

  • Phượng hoàng: Loài chim huyền thoại chỉ xuất hiện thời thái bình, biểu tượng của lòng nhân từ, sự hòa hợp khi kết hợp với rồng – đại diện cho sự kết duyên hoàn mỹ giữa hoàng hậu và hoàng đế.

Triết lý: Linh hồn trong hình tượng

Triết lý Trung Hoa – với trọng tâm là sự hoàn thiện bản thân để đạt tới sự siêu việt – được phản ánh mạnh mẽ trong thư pháp, hội họa và biểu tượng nghệ thuật. Các trường phái như Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo Tây Tạng đã để lại dấu ấn sâu đậm trong mọi hình thức nghệ thuật cổ điển và đương đại.

Một cặp tượng Phật ngồi bằng gỗ dát vàng của Trung Quốc.

Nho giáo, tập trung vào đạo hiếu và bổn phận cá nhân trong gia đình, đã khắc họa nhiều hình ảnh về gia đình, học giả và Khổng Tử – người thầy mẫu mực. Triết lý này vẫn ảnh hưởng mạnh mẽ đến mỹ thuật hiện đại, nơi người nghệ sĩ tiếp tục thể hiện lòng tôn kính đối với tri thức và truyền thống.

Đạo giáo, nổi bật với biểu tượng âm dương, nhấn mạnh sự hòa hợp giữa các đối cực – ánh sáng và bóng tối, nam và nữ, tĩnh và động. Nghệ thuật Đạo giáo thường minh họa triết lý này thông qua hình ảnh hai con cá – đen và trắng – xoay quanh nhau, hay sự kết hợp giữa rồng mạnh mẽ và phượng thanh tao. Sự cân bằng giữa thiên nhiên và con người, giữa hiện thực và nhận thức, là chủ đề xuyên suốt trong nhiều tác phẩm.

Phật giáo Tây Tạng, du nhập vào Trung Hoa từ thế kỷ 2 sau Công nguyên, đã tạo nên một dòng nghệ thuật độc đáo với những biểu tượng đặc trưng như bánh xe pháp, hoa sen, bình báu, cá đôi và nút thắt vô tận. Các tượng Phật, thảm treo, và đồ vật nghi lễ không chỉ là tác phẩm nghệ thuật mà còn là vật mang ý nghĩa tâm linh, mang lại bình an và phúc lành cho gia chủ.

 

 

(Xem phần 1)
(Xem phần 2)

 

Nguồn: In Good Taste

Biên dịch: Trang Lê

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon