Tin tức

Judith Leyster là ai, và tại sao bà là một nhân vật rất quan trọng? (Phần 2)

Những lớp ý nghĩa ẩn dụ 

Judith Leyster, Chân dung tự họa, c. 1630, sơn dầu trên canvas, 29 3/8 x 25 5/8 inch.

Ảnh : Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia, Washington DC

Nhiều chi tiết trong những tác phẩm của Leyster hé lộ rằng bà không sử dụng phác thảo bố cục chuẩn bị từ trước mà sáng tác tranh trực tiếp. Một số tác phẩm được nghiên cứu bằng phương pháp chụp X-quang và tia hồng ngoại, cho thấy những tranh được tẩy xóa mà Leyster đã cân nhắc khi chúng không vừa ý nên vẽ lại. Chẳng hạn, ánh xạ tia hồng ngoại của bức tranh chân dung tự hoạ (khoảng năm 1630) của Leyster, tiết lộ hình ảnh của một người chơi vĩ cầm trên giá vẽ đối diện với nghệ sĩ ban đầu là một cô gái với đôi môi đỏ mọng. Và trong "Cậu bé và Cô bé với con Mèo và con Lươn" (c. 1625), chú mèo con màu xám ở ba vị trí khác nhau trước khi kết thúc tại vị trí trong khuỷu tay của cậu bé tinh nghịch.

Những bức tranh sơn dầu của Leyster cũng thường có nhiều lớp ý nghĩa, mang thông điệp về thói xấu và đức hạnh. Gần hai phần ba những bức tranh của bà thuộc thể loại bao gồm các nhân vật hút thuốc, uống rượu, chơi trò chơi hoặc sáng tác nhạc, kèm theo lời cảnh báo về hậu quả của những việc làm như vậy, như trong tác phẩm "Giọt Cuối Cùng" (khoảng năm 1629), hai thanh niên quấn lấy nhau trong đêm say với sự tham gia của một bộ xương bên cạnh.

Leyster kết hôn với họa sĩ đồng nghiệp

Judith Leyster, Trang 29 trong Sách Hoa Tulip, 1643, màu chì và màu nước trên giấy, 15 x 10 3/4 inch.

Ảnh : Bảo tàng Frans Hals, Haarlem, Hà Lan/Wikimedia Commons

Leyster kết hôn khi 26 tuổi với Molenaer, một họa sĩ đồng nghiệp đến từ Haarlem, người đã vẽ các thể loại tranh chân dung, tranh phong cảnhtranh tôn giáo. (Hals đã vẽ tranh chân dung trên mặt dây chuyền của hai người, có thể là vào năm họ kết hôn.) Leyster và Molenaer đã dành phần lớn thời gian hôn nhân của họ ở Haarlem và Amsterdam.

Sáng tác của Leyster giảm dần sau khi kết hôn, và các học giả cho rằng bà dành phần lớn sức lực cho năm người con của mình - Joannes, Jacobus, Helena, Eva và Constantijn, chỉ hai người trong số họ sống sót đến tuổi trưởng thành. Frima Fox Hofrichter, học giả nổi tiếng đã viết trong chuyên khảo Judith Leyster: Hoạ Sĩ Nữ Người Hà Lan Trong Thời Kỳ Hoàng Kim (1989) rằng: “Lời hứa ban đầu về công việc lúc trẻ của bà đã không được thực hiện trong cuộc đời sau này”.

Mặc dù hầu hết các tranh của Leyster đều có từ trước khi kết hôn, nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ hiếm hoi. Một trong số đó là hình minh họa thực vật năm 1643 cho danh mục Hoa Tulip, được vẽ vào khoảng thời gian con gái Helena của bà chào đời. Leyster và Molenaer có lẽ đã hợp tác và những tác phẩm muộn về sau này vẫn chưa được xác định chính xác.

Vào tháng 11 năm 1659, Leyster và Molenaer chuẩn bị một di chúc chung, như dấu hiệu cho thấy sức khoẻ của cả hai người đều không được tốt. Khi Molenaer vẫn trụ lại, thì Leyster đã qua đời ba tháng sau đó, ở tuổi 50. Bà được chôn cất tại một trang trại ở Heemstede, vị trí khu mộ của bà bị mất dấu trong quá trình nơi đây được xây dựng lại.

Gần một thập kỷ sau khi Molenaer qua đời, việc kiểm kê di sản cho thấy cặp vợ chồng này tích lũy được một bộ sưu tập nghệ thuật phong phú những bức tranh Hà Lan từ nhiều người bạn hoạ sĩ của họ, bao gồm cả Pieter ClaeszJan van Goyen.

Cái tên Leyster có thể bị lãng quên nhưng những bức tranh của bà thì vẫn còn mãi

Judith Leyster, tác phẩm Cậu bé chơi sáo, đầu những năm 1630, tranh sơn dầu trên canvas 28 3/4 x 24 1/2 inch.

Ảnh: Bảo tàng Quốc Gia, Stockholm/Wikimedia Commons

Cái tên Leyster mờ dần đi sau sự ra đi của danh hoạ, nhưng kỳ lạ thay, những bức tranh của bà vẫn được biết đến. Theo thời gian, chúng được gán cho các hoạ sĩ khác, thường xuyên nhất là dành cho Hals. Ví dụ, "Cậu bé chơi sáo" (đầu những năm 1630), mô tả một nhạc sĩ trẻ đang ngồi với khuôn mặt tràn đầy ánh sáng hướng lên phía cửa sổ, thuộc sở hữu của hoàng gia Thụy Điển trong gần 150 năm. Mặc dù Leyster đã ký chữ lồng lên tác phẩm, nhưng vẫn bị cho rằng là của Hals, hay Jan de Bray, và sau đó là một hoạ sĩ ẩn danh trước khi cuối cùng được xác định thuộc sáng tác của bà.

Trên thực tế, trong nhiều thế kỷ, không có bức tranh nào được cho là của Leyster, cho đến khi học giả Cornelis Hofstede de Groot công bố nghiên cứu của ông về danh hoạ một năm sau vụ án Lawrie năm 1892. Một số điều tác động khiến thiếu xót sự công nhận dành cho bà: Leyster để lại một khối lượng sáng tác nhỏ và chưa có khoản hoa hồng lớn nào, chữ lồng của bà (mặc dù không thể bắt chước được) nhưng khiến người ta khó nhận dạng ra bà.

Các học giả đã bổ sung vào những gì Hofstede de Groot bắt đầu từ hơn một thế kỷ trước, đóng góp thêm nhiều ghi nhận cho số lượng bức tranh hiện được coi là do chính tay Leyster vẽ. Kể từ những năm 1970, bà được đưa vào các cuộc khảo sát về những hoạ sĩ nữ và đã có nhiều cuộc triển lãm tranh cá nhân dành riêng cho Leyster ở bảo tàng. Hầu hết những bức tranh của hoạ sĩ trong bộ sưu tập nghệ thuật của bảo tàng đều được trưng bày, chứ không cất giữ trong kho.

Xem thêm phần 1 tại đây

 

Biên dịch: Vũ

Biên tập: Huyền

Nguồn:https://www.artnews.com/list/art-news/artists/who-was-judith-leyster-and-why-was-she-so-important-1234652971/leyster-weds-a-fellow-painter 

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon