-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Franck Prazan và nghệ thuật thời hậu chiến: đi tìm những họa sĩ bị lãng quên (P1)
“Ở thị trường thứ cấp, không có chỗ cho những người đẽo cày giữa đường.” chủ phòng trưng bày nghệ thuật nói
Ngay khi bước chân vào phòng trưng bày tranh, người xem sẽ quay ngược thời gian trở lại thời kỳ Hậu chiến ở khu phố Saint-Germain-des-Prés ở Paris, xung quanh là những nghệ sĩ tiên phong của thời đại. Bạn có thể tìm thấy Nicolas De Staël, Jean Dubuffet, Victor Brauner và Jean Fautrier tại Applicat-Prazan. Phòng trưng bày tranh làm người ta liên tưởng tới một viên nhộng thời gian hai đầu, với một tiền đồn trên Rue de Seine và một cơ sở khác trên Đại lộ Matignon kể từ năm 2010. Trong 30 năm, nơi đây đã trở thành điểm dừng chân cho những người yêu thích Nouvelle École de Paris, tập hợp các nghệ sĩ từ những năm xung quanh Thế chiến thứ hai và kết hợp các xu hướng tượng hình hiện thực với cách thể hiện bằng hình ảnh trừu tượng.
Franck Prazan, chủ sở hữu phòng trưng bày giải thích: “Danh hiệu này phù hợp câu chuyện thương hiệu của chúng tôi. Tuy nhiên, cái tên cũng đang gợi ý một phạm vi rộng hơn nhiều so với thực tế. Tôi thích nói về các họa sĩ thời hậu chiến hơn.” Ông tập trung vào khoảng 30 trong số 350 họa sĩ nổi bật trên thị trường nghệ thuật.
Franck Prazan đã mua lại phòng trưng bày từ cha mình là Bernard Prazan 18 năm trước. ‘Trong Thế chiến thứ hai, cha tôi là một đứa trẻ và liên tục phải lẩn trốn. Ông không đi học và bắt đầu làm thợ dệt từ năm 15 tuổi. Thay vì làm việc trong các ga ra, ông xin vào các xưởng thời trang cao cấp ở Paris: Công việc của ông là gắn tay áo vào áo cộc tay. Ngay từ rất sớm, ông đã đam mê nghệ thuật đương đại và phát triển ý thức văn hóa của riêng mình bằng cách đến thăm các bảo tàng nghệ thuật và phòng trưng bày nghệ thuật trong khu vực.’
Sau thời gian đầu làm việc trong ngành dệt may, Bernard Prazan quay lại với mối tình đầu và năm 1989, ông mở một phòng trưng bày tranh trên đường Rue Guénégaud, quận 6. Thật không may, thị trường đã suy thoái mạnh một thời gian ngắn sau đó vì Chiến tranh vùng Vịnh và nền kinh tế suy thoái. Phòng trưng bày tranh đầu tiên phải đóng cửa. Bernard Prazan đã mở một cửa hàng khác trên Rue de Seine, với tên gọi Applicat. Đó là một thương hiệu rất riêng. Nó gói gọn ý tưởng chú ý đến những gì một người làm và cũng có giá trị là ở đầu bảng chữ cái. Tại các hội chợ nghệ thuật, chúng tôi luôn đứng đầu danh sách. Sau đó, ông thêm họ của mình vào trong tên phòng trưng bày nghệ thuật, trở thành Applicat-Prazan. Đó là một khởi đầu khó khăn. Franck Prazan nhớ lại: “Với cuộc khủng hoảng vào những năm 1990, giá mua tranh đã giảm xuống thấp đến mức phải 10 năm sau thị trường nghệ thuật mới bắt đầu thuận lợi trở lại”.
Sau khi theo học trường kinh doanh, Franck Prazan đảm nhận hàng loạt công việc trong ngành công nghiệp xa xỉ, tại Dior, Le Bon Marché và Cartier. Anh bắt đầu sưu tập nghệ thuật, nhưng không phải là những họa sĩ mà cha mình rất thích. Thay vào đó là một cái tên khác: ‘Martin Barré’ – cấp tiến tối giản. “Nhưng chỉ trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1960, nó đã được các nghệ sĩ và giám tuyển sưu tập rất nhiều, và họ thường là những người cuối cùng bán tranh của họa sĩ này. Qua nhiều năm, tôi đã cố gắng xây dựng một bộ sưu tập tranh lớn các tác phẩm được minh họa trong chuyên khảo Martin “Barré et la poétique de l'espace” của Michel Ragon, được xuất bản cùng với cuộc triển lãm tranh tại Galerie Arnaud năm 1960.' Prazan chia sẻ.
Nhà đấu giá nghệ thuật Christie's đã liên hệ với anh vào năm 1996, khi họ quyết định xây dựng thương hiệu tại thị trường Pháp. 'Tôi quan tâm đến cách một ý tưởng bắt đầu được hiện thực hóa. Tôi phải tìm mặt bằng, tuyển nhân viên, xây dựng bộ máy hậu cần. Nhà đấu giá là một nhà máy ở trung tâm thành phố.’ Nhiệm vụ đã hoàn thành nhưng cha của anh bị ốm vào năm 2004 và không do dự, Prazan đã mua lại phòng trưng bày tranh từ ông ấy. Anh ấy đã thừa hưởng niềm đam mê của cha mình. 'Khi còn nhỏ, tôi hiếm khi gặp cha mình, người đã làm việc rất nhiều. Nhưng mỗi chủ nhật và mỗi kỳ nghỉ, chúng tôi sẽ cùng nhau đến viện bảo tàng. Lịch sử nghệ thuật Hiện đại đã trở thành một kiến thức gần in hằn vào tôi, giống như một ngôn ngữ thứ hai.’
Xem thêm phần 2 tại đây
Biên dịch: Minh Tâm
Biên tập: Thu Huyền
Nguồn: https://www.artbasel.com/stories/franck-prazan-secondary-art-market-paris-martin-barre