-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Franck Prazan và nghệ thuật thời hậu chiến: đi tìm những họa sĩ bị lãng quên (P2)
Là một chuyên gia về nghệ thuật Ý và Mỹ, Franck Prazan đáng ra có thể mở rộng hướng đi sang các lĩnh vực khác. Đặc biệt là khi 'vào năm 2004, việc được nhận vào Basel về cơ bản là nhiệm vụ bất khả thi đối với một phòng trưng bày nghệ thuật như của chúng tôi! Tác phẩm của các họa sĩ của chúng tôi, được coi là bức tranh khó tiếp cận, “lỗi thời”.’ Tuy nhiên, anh quyết định tiếp bước cha mình. “Tôi đã phân tích nó một cách chiến lược: Trong thị trường thứ cấp, không có chỗ cho người đẽo cày giữa đường. Chỉ có kiến thức chuyên môn mới có thể cho bạn tài nguyên.’ Prazan muốn nói đến các gia đình họa sĩ và các cuộc đấu giá công khai. 'Chúng tôi được xác định là "chuyên gia đơn lẻ". Dần dần khi có cơ hội, các bộ sưu tập nghệ thuật kết hợp lại với nhau, cho đến khi cuối cùng có thể thực hiện được toàn bộ buổi triển lãm tranh” anh ấy giải thích. “Ví dụ, chúng tôi đã mất tám năm để tập hợp tất cả các tác phẩm của Georges Mathieu mà chúng đã có mặt trong phòng trưng bày nghệ thuật tại Paris+ par Art Basel.”
Rất nhanh chóng, Prazan đặt các hội chợ nghệ thuật vào trung tâm của chiến lược của mình. Anh đã tham gia triển lãm nghệ thuật Biennale des Antiquaires ở Paris, và triển lãm tranh tại TEFAF Maastricht, Frieze Masters, London, sau đó tại Art Basel Hong Kong, và cuối cùng là Art Basel vào năm 2016. Phòng trưng nghệ thuật bày bắt đầu khởi sắc. Dần dần, các nhà sưu tập nghệ thuật đến từ khắp châu Âu, bao gồm cả Thụy Sĩ (Quỹ Gandur pour l'Art, có trụ sở tại Geneva, là một trong những khách hàng mua tranh tốt nhất của ông), mà còn từ Đài Bắc, nơi các nhà sưu tập tranh phát cuồng vì Pierre Soulages và Zao Wou-Ki, cũng như từ Hoa Kỳ và Brazil đều tìm đến Prazan để mua tranh.
Nhờ công việc lâu dài của Prazan, các nghệ sĩ đã bị lãng quên trong một thời gian dài đã trở lại. Georges Mathieu là một trường hợp điển hình. “Với cái mác chính thức là “họa sĩ giả”, Mathieu có vẻ gần như là một tên quỷ dữ khi tôi tiếp quản phòng trưng bày tranh này. Bây giờ, chúng tôi bắt đầu hiểu rằng anh ấy thực sự đi đầu trong một lĩnh vực nghệ thuật mới với tác phẩm hệ thống hóa sự trừu tượng trữ tình.' Franck Prazan thẳng thắn nhận xét rằng họa sĩ đã nhanh chóng lãng phí tài năng của mình vào những đồng xu 10 franc và áp phích cho Air France. Từ năm 1963, ông ấy đã cung cấp cho một thị trường đang có nhu cầu rất cao, nhưng không chỉ với tác phẩm tốt – thậm chí là còn kém xa.”
Phòng trưng bày tranh Perrotin hiện đang làm việc với tài sản của họa sĩ. “Cách làm này tạo ra sự liên tục hơn là sự cạnh tranh,” Prazan nói một cách thực dụng. “Các loại tác phẩm của nghệ sĩ không làm chúng tôi quan tâm, nó thường liên quan đến việc bán tranh chưa hoàn thành hay chưa được công bố, những giai đoạn muộn hơn những công việc mà chúng tôi tập trung vào. Các phòng trưng bày nghệ thuật trên thị trường sơ cấp quản lý dòng tác phẩm dày đặc này tốt hơn chúng tôi.” Tất nhiên, điều đó không ngăn cản anh làm ăn với những người thừa kế, đặc biệt là với các gia đình Masson, Estève và Manessier. Prazan cũng rất thân thiết với gia đình de Staël và đã hợp tác chặt chẽ với họ trong một cuộc triển lãm tranh hồi tưởng tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Paris năm nay. Mặc dù giữ tôn chỉ khắt khe: “Nhưng tôi chỉ mua nếu tôi có thể lựa chọn”, đôi khi anh cũng gặp nhiều vướng mắc với những bức tranh mà anh không muốn giữ lại.
Thông thường, Prazan chỉ chọn trưng bày các tác phẩm thuộc một thời kỳ nhất định của một nghệ sĩ. “Ví dụ, tôi sẽ chỉ lựa chọn những tác phẩm cuối cùng của [Hans] Hartung thời kỳ đỉnh cao và bỏ qua các tác phẩm sau này của họa sĩ trong những năm 1970.” Đối với Jean-Paul Riopelle, chỉ có giai đoạn 1949–1955 khiến Prazan quan tâm. Khi nói đến Alfred Manessier, Maria Helena Vieira da Silva, Fautrier và Soulages – đây là những nghệ sĩ hiếm hoi mà anh sẵn sàng hợp tác trong suốt sự nghiệp của họ. ‘Đây là những vị trí mạnh, nhưng thị trường đồng ý với chúng tôi. Khách hàng đến với chúng tôi vì những lựa chọn chủ quan mà chúng tôi đưa ra. Việc chú ý đến những phần yếu kém hơn trong sự nghiệp của một nghệ sĩ là tùy thuộc vào các tổ chức, chứ không phải chúng tôi'.
Xem thêm phần 1 tại đây
Biên dịch: Minh Tâm
Biên tập: Thu Huyền
Nguồn: https://www.artbasel.com/stories/franck-prazan-secondary-art-market-paris-martin-barre