-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
10 triển lãm nghệ thuật làm thay đổi con đường phát triển nghệ thuật đương đại (P1)
Nếu "Other Primary Structures” của Jens Hoffmann là một trong những cuộc triển lãm nghệ thuật quan trọng nhất của Mỹ trong thế kỷ 20, thì “Primary Structures: Younger American and British Sculptors” vào năm 1966 đã thay đổi thẩm mỹ nghệ thuật Hoa Kỳ. Nhiều triển lãm nghệ thuật được tổ chức trong suốt vài chục năm qua không chỉ là món ăn tinh thần đặc sắc cho người yêu nghệ thuật, nó còn là những dấu mốc quan trọng đánh dấu những thay đổi, hay thậm chí là bước ngoặt của nghệ thuật đương đại thế giới.
1. PRIMARY STRUCTURES: YOUNGER AMERICAN AND BRITISH SCULPTORS (CẤU TRÚC CHÍNH: CÁC NHÀ ĐIÊU KHẮC TRẺ NGƯỜI MỸ VÀ ANH)
27 tháng 4 – 12 tháng 6 năm 1966
Bảo tàng Do Thái, New York
Giám tuyển: Kynaston McShine
"Primary Structures" là cuộc triển lãm nghệ thuật theo chủ nghĩa tối giản đến khán giả Mỹ trước khi nó được công nhận là một trường phái nghệ thuật. Với tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ nổi tiếng người Mỹ và Anh như Tony Smith, Gerald Laing, Carl Andre, Donald Judd, Robert Morris và Sol LeWitt, triển lãm đã mang đến vô số tác phẩm điêu khắc trừu tượng hình học quy mô lớn.
Họa sĩ Mark di Suvero đã gọi cuộc triển lãm là "buổi biểu diễn quan trọng của những năm 1960” với thành công cả về mặt phê bình và truyền thông. Nó đã mang đến hình ảnh của những họa sĩ một cách mới mẻ, như là những thiết kế chuyên nghiệp hơn là thủ công, đồng thời cũng mang đến một thuật ngữ hoàn toàn mới cho lịch sử nghệ thuật phương Tây.
2. "LIVE IN YOUR HEAD: WHEN ATTITUDES BECOME FORMS (WORKS – CONCEPTS – PROCESSES – SITUATIONS – INFORMATION)" (SỐNG TRONG Ý TƯỞNG: KHI THÁI ĐỘ BIẾN THÀNH HÌNH THỨC (TÁC PHẨM – Ý TƯỞNG – DIỄN TRÌNH – TÌNH HUỐNG – THÔNG TIN)
22 tháng 3 – 27 tháng 4 năm 1969
Kunsthalle Bern
Giám tuyển: Harald Szeeman
Đây có lẽ là triển lãm nghệ thuật nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nghệ thuật đương đại. Sự kiện trưng bày nghệ thuật này có sự góp mặt của một nhóm nghệ sĩ trẻ tuổi, có tiếng vào năm 1969 nhưng hiện là những biểu tượng của nghệ thuật thế kỷ 20. Họ là Joseph Beuys, Michael Heizer, Bruce Nauman, Eva Hesse, Lawrence Weiner và Barry Flanagan,...
Mục đích của giám tuyển Szeeman là khám phá trạng thái thẩm mỹ của các tác phẩm nghệ thuật trong các mối quan hệ, tạo những căng thẳng giữa các tác phẩm xác định không gian triển lãm. Các tác phẩm tại triển lãm nghệ thuật này cùng tương tác với nhau và quá trình tạo nên chúng được thể hiện nhiều nhất có thể. Các tác phẩm được đưa vào đều là mẫu mực của các chủ nghĩa tối giản, phát triển từ các thực tiễn mang tính khái niệm như Nghệ thuật Ý Arte Povera (nghệ thuật nghèo nàn), Process Art (nghệ thuật quy trình) và Land Art (nghệ thuật địa hình).
Xem thêm phần 2 tại đây
Xem thêm phần 3 tại đây
Xem thêm phần 4 tại đây
Biên dịch: Minh Hậu
Biên tập: Thu Huyền
Nguồn: 10 Exhibitions That Changed the Course of Contemporary Art | artspace.com