Tin tức

Vụ kiện bồi thường tác phẩm 'Người phụ nữ ủi đồ' của Picasso mà Guggenheim sở hữu bị bác bỏ

Bức tranh sơn dầu "Người phụ nữ ủi đồ" năm 1904 của Pablo Picasso, vốn là trung tâm của một vụ kiện đòi bồi thường tại Tòa án Tối cao Manhattan, hiện vẫn thuộc Quỹ Guggenheim. Theo một báo cáo trên Law.com, vụ kiện đã bị tòa án bác bỏ với lý do không đủ dẫn chứng cho thương vụ “ép buộc” có thể khởi kiện.

Vụ kiện chống lại Guggenheim đệ trình vào tháng 1 năm 2023 bởi Thomas Bennigson, họ hàng của nhà sưu tập nghệ thuật người Đức gốc Do Thái Karl Adler. Trong đơn khiếu nại, Bennigson khai rằng Adler vào năm 1938 đã bị ép buộc bán bức tranh để tài trợ cho việc ông và gia đình trốn thoát khỏi chế độ Đức Quốc xã đến Argentina.

Ông đã bán bức tranh vào năm 1931 định giá ở mức 14.000 đô la, cho một nhà buôn nghệ thuật người Paris và chuyên gia về Picasso tên là Justin Thannhauser với mức chỉ hơn 10% giá trị lúc bấy giờ, tức là 1.552 đô la. Đơn khiếu nại cáo buộc Thannhauser “biết rõ hoàn cảnh của Adler và gia đình ông ta. Nếu không có sự đàn áp của Đức Quốc xã, Adler sẽ không bao giờ bán bức tranh với mức giá như vậy.” Người phụ nữ ủi đồ hiện có giá trị ước tính từ 150 triệu đến 200 triệu đô la.

Tác phẩm Người phụ nữ ủi đồ, 1904, Pablo Picasso

TÀI LIỆU CUNG CẤP BỞI TÒA ÁN

Ngoài ra, phía toà án cũng không có hướng dẫn rõ ràng về những điều kiện phải có để một giao dịch mua bán được coi là “bị ép buộc”. Trong một câu chuyện vào tháng 1 năm 2023 trên tờ Washington Post, luật sư Leila Amineddoleh nghiên cứu về di sản văn hóa và nghệ thuật có trụ sở tại New York cho biết:  “Các thẩm phán “miễn cưỡng hủy bỏ giao dịch mua bán” được cho là bị ép buộc”. Bà nói thêm: “Có vẻ như tòa án đang đặt ra câu hỏi này và quyết định [các vụ án] dựa trên những lý do khác”.

Thẩm phán trong vụ khởi kiện này là Andrew Borrok, đã làm chính xác điều đó. Quyết định của ông dựa trên thực tế rằng gia đình đã biết Guggenheim sở hữu bức tranh trong nhiều năm. Thannhauser, người qua đời năm 1976, đã tặng tác phẩm nghệ thuật này cho Quỹ Guggenheim theo di chúc của ông. Trong quyết định của mình, Thẩm phán Borrok viết rằng “Vào năm 1974 và trước khi mua bức tranh, Guggenheim đã liên hệ với Adlers và đặt những câu hỏi cụ thể về nguồn gốc của nó. Nhưng Adlers chưa bao giờ đề cập đến việc mua bán từng có vết nhơ bởi sự ép buộc, lý do mà giờ đang được đưa ra.”

Hơn nữa, Thẩm phán Borrok tuyên bố rằng các nguyên đơn đã không thể hiện được bất kỳ sự ép buộc hoặc ngụ ý cụ thể nào mà gia đình Adler phải chịu dẫn đến giao dịch mua bán. Đơn khiếu nại giả định rằng các giao dịch mua bán được thực hiện “trong thời kỳ về bản chất là vô hiệu hoặc có thể vô hiệu vì những giao dịch mua bán đó diễn ra trong một thị trường cưỡng chế bởi Đức Quốc xã tạo ra,” nhưng không cho thấy bất kỳ sự ép buộc rõ ràng nào gắn liền với việc mua bán cụ thể này.

Borrok viết: “Không có gì bị đe dọa xảy ra, đặc biệt nếu Adler từ chối bán tác phẩm cho J. Thannhauser hay bán cho Đức Quốc xã hoặc bất kỳ ai cộng tác với Đức Quốc xã”.

Việc hoàn lại tác phẩm nghệ thuật thông qua tòa án diễn ra khá khó khăn, như một vài ví dụ trong những tháng gần đây về các vụ kiện như vậy đã bị bác bỏ. Đầu tháng này, một tòa án liên bang đã bác bỏ vụ kiện chống lại công ty Nhật Bản Sompo Holdings liên quan đến tác phẩm Hoa hướng dương của Vincent van Gogh. Vào ngày 29 tháng 5, tòa phúc thẩm vòng 5 cũng chỉ ra rằng Bảo tàng Mỹ thuật Houston có thể giữ lại bức tranh Khu chợ ở Pirna của Bernardo Bellotto, một tác phẩm đang được những người thừa kế của Max J. Emden, người đã bán bức tranh và hai người khác tuyên bố chủ quyền. Bellottos gửi cho một nhà buôn làm việc cho chính phủ Đức vào năm 1938.

 

Biên dịch: Vũ

Nguồn: Restitution Suit Over Guggenheim's 'Woman Ironing' by Picasso Dismissed 

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon