Tin tức

Về tranh sơn mài


 

Quá trình làm sơn mài


Sơn mài là chất liệu được lấy từ nhựa cây Rhus succedanea hoặc cây sơn. Sau khi thu hoạch nhựa sơn, chúng sẽ được xử lý qua nhiều công đoạn để thu lại được các loại khác nhau tùy theo chất lượng. Sơn ta thô và sơn đã qua xử lý được bán cho các họa sĩ trong các cửa hàng nhỏ, nơi cung cấp cọ vẽ, dụng cụ, vàng và bạc lá, đồng thời bao gồm những mặt hàng khác được sử dụng trong tranh sơn mài.

Mài tấm vóc


Các tấm vóc sơn mài thường được đặt hàng từ một xưởng chuyên, mặc dù một số nghệ nhân vẫn tự làm. Quá trình sản xuất tấm vóc mất khoảng một tháng và bao gồm nhiều công đoạn riêng biệt. Nền ván ép được phủ một lớp sơn mài thô, trước khi được phủ bằng vải muslin. Sau đó, nó được phủ một lớp sơn mài thô dày, trộn với đất sét và mùn cưa, được để khô dưới ánh nắng mặt trời. Các lớp sơn mài tiếp theo sẽ được phủ lên trên lớp sơn ban đầu. Giữa mỗi lớp, vóc được làm khô và chà nhám. Có đến ba mươi lớp sơn mài được áp dụng theo cách này. Các lớp cuối cùng được để khô trong buồng ẩm, được mài và đánh bóng cẩn thận bằng tay.



Tấm vóc sơn mài phơi khô ngoài trời


Hai loại hình sơn mài khác nhau đã phát triển ở Việt Nam. Tranh sơn mài chạm khắc - đôi khi được gọi là 'sơn mài coromandel' - thường bao gồm một bề mặt sơn mài màu đen với các chi tiết được chạm khắc sau đó được sơn lại. Kỹ thuật khác, phổ biến hơn bao gồm việc áp dụng nhiều lớp sơn mài màu, và việc chà nhám các lớp để lộ ra bố cục bên dưới. Các lớp như vỏ trứng cũng được sử dụng để tạo màu sắc và hoa văn. Ngoài ra, vàng, bạc lá và bột thường được sử dụng trong loại tranh sơn mài này.


Tiểu sử
Tranh sơn mài phát triển như một kỹ thuật vẽ tranh độc đáo ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 20. Joseph Inguimberty, một giáo sư người Pháp và là trưởng khoa hội họa tại Ecole des Beaux-Arts de l’Indochine, đã nhận ra tiềm năng của sơn mài. Từ cuối những năm 1920 trở đi, ông khuyến khích các sinh viên của mình thử nghiệm sơn mài như một chất liệu vẽ tranh thay thế cho kỹ thuật sơn dầu truyền thống của phương Tây.
Một số họa sĩ đã sử dụng phương tiện mới này và làm việc với sơn mài trong những năm 1930 và 1940. Họa sĩ Nguyễn Gia Trí được coi là cha đẻ của tranh sơn mài Việt Nam và là người khai sáng ra nó. Những họa sĩ khác đã giúp phát triển chất liệu này bao gồm Trần Văn Cẩn, Hoàng Tích Chù, Phạm Hậu, Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Tư Nghiêm, Phan Kế An, Nguyễn Sáng và Thái Hà. Trần Văn Hà được coi là một trong hai nghệ nhân sơn mài xuất sắc nhất của miền Nam Việt Nam.
 

Bảng màu sơn mài truyền thống


Ban đầu, bảng màu truyền thống bao gồm màu đen, nâu, đỏ, bạc và vàng. Màu đen và nâu có được thông qua việc sơn mài được xử lý ở các mức độ khác nhau, trong khi màu đỏ son được sử dụng như một sắc tố đỏ. Có những cuộc thảo luận mang tính lịch sử trong những ngày đầu liên quan đến những khó khăn trong việc tạo ra nhiều màu sắc với sơn mài Việt Nam: các nghệ sĩ bày tỏ lo ngại về tính hữu ích của sơn mài như một phương tiện hội họa, đặc biệt là việc sử dụng nó cho hội họa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Các thí nghiệm sớm nhất với các màu sắc khác nhau như xanh lá cây và xanh lam có từ cuối những năm 1940. Sau đó, các thử nghiệm sâu hơn đã dẫn đến việc sử dụng nhiều màu sắc đa dạng hơn, các chất màu và thuốc nhuộm hiện đại. Mặc dù quá trình kéo dài và chi phí cao, nhưng vẫn có rất nhiều nghệ sĩ đương đại yêu thích và theo đuổi nghệ thuật sơn mài ở Việt Nam.
 
Nguồn: https://asiarta.org/introduction-to-conservation/lacquer-paintings/
Biên dịch: Hưng
Biên tập: Trang Hà

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon