-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Trong những bức tranh của Derrick Adams, lịch sử người Da đen giao thoa một cách vui tươi với hiện tại (Phần 2)
Trong triển lãm mới nhất của mình, hoạ sĩ trẻ da màu Derrick Adams tập trung thể hiện sự nghỉ ngơi và giải trí vốn bị coi là hạn chế đối với người da đen.
Trao quyền cho người xem
Một điều mà Adams không sẵn lòng thỏa hiệp là quyết định không giải thích ý nghĩa nghệ thuật của mình, mặc dù các hình thức siêu thực của anh mời gọi nhiều cách giải thích khác nhau. Trong một bức tranh, một người đàn ông đội mũ xô khi nằm ngửa được "nướng" vào một chiếc bánh Ngày Độc lập Mỹ: tư thế này vừa gợi nhớ đến bức "Người Vitruvian" của Leonardo da Vinci vừa có một ám chỉ vui nhộn về tình dục qua một lỗ thông hơi trên chiếc bánh. "Nếu tôi giải thích cho bạn biết phải nhìn cái gì… Người xem sẽ chỉ nhai lại chính xác những gì bạn đã nói và họ sẽ không bao giờ đi trên con đường tự khám phá hay nghiên cứu," anh nói. Đó là cách tiếp cận mà người ta có thể kỳ vọng từ một giáo viên nghệ thuật đầy nhiệt huyết (Adams cũng là phó giáo sư thỉnh giảng tại Trường Nghệ thuật Hình ảnh, Truyền thông và Biểu diễn của Đại học Brooklyn).
Tại một buổi triển lãm của Derrick Adams, không gian phòng trưng bày trở thành một lớp học — và mặc dù không có câu trả lời sai, luôn có cơ hội để người xem tiếp tục nghiên cứu thêm.
Trong các bức tranh "Sweetening the Pot" (2024), "Fantastic Voyage" (2024), "Pot Head 1," "Pot Head 2," và "Pot Head 3" (tất cả đều vào năm 2025), những chiếc bình gốm nhân hóa được vẽ bởi Adams tôn vinh những chiếc bình đất sét được làm vào thế kỷ 19 bởi những người thợ gốm Da đen bị nô lệ hóa. Anh nhớ lại lần đầu tiên gặp những chiếc bình này khi còn nhỏ, khi chúng được trưng bày tự hào trên các kệ lò sưởi của các thành viên trong gia đình. Một số trong bộ sưu tập của họ thậm chí đã được cho mượn để trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan vào năm 2023.
Trong "Sweetening the Pot" (2024), Adams nhắc đến đến những chiếc bình gốm được làm bởi những nghệ sĩ không tên bị nô lệ trong thế kỷ 19. Ảnh: Hoạ sĩ và phòng trưng bày Gagosian
Mặc dù những nghệ sĩ gốc gác ban đầu vẫn không được ghi tên, họ đã được tái sinh trong công trình của Adams — như một chỉ dẫn về những gì đã xảy ra trước đó. "Khía cạnh thành công nhất của sự áp bức hay chủ nghĩa thực dân là khi nền văn hóa bị áp bức không còn khả năng suy nghĩ sáng tạo," Adams giải thích. "Họ thậm chí không thể nghĩ sáng tạo vì họ quá bận rộn và chỉ tập trung vào việc sống sót... họ không có thời gian để tưởng tượng bản thân trong bất kỳ không gian nào khác ngoài không gian họ đang ở. Và thực tế là những người này, những người bị nô lệ, có can đảm để tưởng tượng ra những khuôn mặt này và có khả năng tạo ra thứ gì đó hoàn toàn thuộc về họ... khiến tôi thực sự kinh ngạc."
Buổi triển lãm của anh tại London diễn ra trong tháng Lịch sử Người Da đen tại Mỹ, một sự trùng hợp mà nghệ sĩ cho là "thật thú vị." Mặc dù Tổng thống Donald Trump đã ban hành một tuyên bố chính thức công nhận tháng kỷ niệm này, nhưng tương lai của nó dường như không chắc chắn giữa những thay đổi bắt buộc về các sáng kiến đa dạng và bao trùm trên toàn quốc.
"Một số nghệ sĩ người Da đen có lẽ sẽ ngần ngại khi tổ chức triển lãm trong tháng Lịch sử Người Da đen, vì họ cảm thấy như mình đang bị gò bó vào một khuôn khổ nào đó. Tôi thì không sao..." Adams nói, đồng thời thêm rằng nếu có gì thì "nó càng làm tôi có động lực hơn." Anh tiếp tục: "Từ góc nhìn của tôi, chúng ta đang học hỏi qua việc tháo dỡ những điều cũ và những gì mà những người, được coi là quan trọng nhất hoặc là giàu có nhất thế giới, đang tập trung vào."
(Xem phần 1 tại đây)
Nguồn: In Derrick Adams’ paintings, Black history collides joyfully with the present
Biên dịch: Huyền Trịnh