-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Triển lãm của “Các họa sĩ không gian Ấn Độ” tại Bảo tàng nghệ thuật Mỹ Crystal Bridges
Một điều thú vị là “Các họa sĩ không gian Ấn Độ” lại không phải là người Ấn Độ. Họ là một nhóm các họa sĩ da trắng tồn tại trong thời gian ngắn làm việc ở New York vào cuối những năm 1940. Tuy nhiên, họ bị ảnh hưởng bởi di sản văn hóa của người Mỹ bản địa trong những nỗ lực tạo ra một “nghệ thuật Mỹ mới” không bị ràng buộc bởi các tiền lệ của châu Âu.
“Không gian Ấn Độ” là một góc nhìn phẳng. Các bức tranh của nhóm còn được xác định rõ hơn bằng các tác phẩm tổng thể mượn ý tưởng thiết kế trừu tượng từ đồ gốm Pueblo, đồ dệt của người Navajo, và hàng may mặc từ các dân tộc bản địa ở Bờ biển Tây Bắc. Đây chỉ là ba trong số các ví dụ đem lại ý tưởng cho các hoạ sĩ. “Các họa sĩ không gian Ấn Độ” đã quen thuộc với những họa tiết này từ sách giáo khoa và các chuyến tham quan bảo tàng, nổi bật là Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ ở New York.
Không gian trưng bày của triển lãm “Space Makers”. Ảnh: Forbes.
Will Barnet (1911–2012) giải thích về phong trào: “Không gian của Ấn Độ đã chỉ cho tôi cách kết hợp (nghệ thuật bản địa) và nghệ thuật phương Tây với nhau”. “Nó đã đưa tôi vượt ra khỏi Chủ nghĩa Lập thể để tìm kiếm các giá trị Mỹ.”
Xuất thân từ một nơi tôn kính văn hóa chứ không phải chiếm đoạt văn hóa, sự tồn tại ngắn ngủi và ảnh hưởng lâu dài của “Các họa sĩ Không gian Ấn Độ” lần đầu tiên được Bảo tàng Nghệ thuật Hoa Kỳ Crystal Bridges ở Bentonville, AR, xác định thông qua cuộc triển lãm “Space Makers: Indigenous Expression and a New American Art” (Những người tạo ra không gian: Biểu hiện bản địa và một Nghệ thuật Mỹ Mới), sẽ được diễn ra đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2024.
“Chưa ai từng nghe về điều này và đó là một trong những lý do khiến chúng tôi cảm thấy đây là cơ hội để tận dụng và cố gắng tìm ra cách kể câu chuyện này theo cách phù hợp và phù hợp với sự hiểu biết văn hóa sâu sắc hơn,” Austen Barron Bailly, giám đốc giám tuyển của bảo tàng Crystal Bridges chia sẻ với Forbes.com. “Họ là những ví dụ phi thường về nghệ thuật hiện đại của nước Mỹ mà mọi người chưa từng thấy, một thành tựu thực sự đáng được công nhận, nhưng không hề tách biệt.”
Triển lãm “Space Makers” trưng bày những ví dụ điển hình của “Các họa sĩ Không gian Ấn Độ” cùng với các vật phẩm mang tính lịch sử do người Mỹ bản địa – những nghệ sĩ trừu tượng đầu tiên của lục địa – và nghệ thuật đương đại được tạo ra bởi người Mỹ bản địa.
Biên dịch: Huyền Trịnh