-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Tranh sơn mài Việt Nam vươn ra thế giới (P2)
Vào năm 2021, bức tranh sơn mài “Hoàng hôn trên vịnh Hạ Long” của họa sĩ Phạm Hậu đã được bán đấu giá lên tới 1,24 triệu USD tại phiên đấu giá tranh Bonhams. Điều này khẳng định giá trị nghệ thuật và thương mại của các tác phẩm nghệ thuật hội họa Việt Nam ngày càng được đánh giá cao trên trường quốc tế.
Để có thể bảo tồn và đưa các chất liệu nghệ thuật truyền thống như tranh sơn mài vươn xa hơn, Việt Nam rất cần đến sự chung tay của các lớp thể hế họa sĩ trẻ. Vào năm 2013, một số họa sĩ sơn mài Việt Nam đã tập hợp lại để thành lập một nhóm tâm huyết với tranh sơn mài Việt Nam. Dù khác nhau về tuổi đời, thâm niên, phong cách và quan điểm, nhưng những họa sĩ này đều có chung niềm đam mê với chất liệu truyền thống và khát vọng khẳng định những giá trị độc đáo của tranh sơn mài ra thế giới.
Bức tranh sơn mài “Hà Nội có cầu Long Biên” của họa sĩ sơn mài đương đại Nguyễn Trường Linh
Trong các năm qua, nhóm đã thực hiện nhiều cuộc triển lãm nghệ thuật để lại ấn tượng sâu sắc cho khán giả tham quan. Các tác phẩm đều tôn lên nét đẹp của nghệ thuật truyền thống cũng như sáng tạo đôc đáo của người họa sĩ trên tác phẩm nghệ thuật. Không chỉ vậy, các tác phẩm nghệ thuật của nhóm cũng xuất hiện nhiều hơn tại các triển lãm tranh ở nước ngoài như Pháp, Đài Loan, Singapore và Hồng Kông.
Ví dụ, năm 2014, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức một cuộc triển lãm tranh bày hơn 30 tác phẩm của các họa sĩ sơn mài Việt Nam tại Mátxcơva và nhận được phản hồi rất tích cực từ các nhà phê bình mỹ thuật Nga. Thêm vào đó, vào tháng 7 năm 2015, các tranh sơn mài của Việt Nam lần đầu tiên được trưng bày tại Hàn Quốc, mang đến cơ hội giao lưu văn hóa và hợp tác nghệ thuật trong tương lai giữa hai nước. Chỉ trong ba ngày sau khi khai mạc, sự kiện đã thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan.
Bức tranh sơn mài “Bình minh trên nông trang” của họa sĩ Nguyễn Đức Nùng
Các tranh sơn mài trước đây thường phản ánh các sinh hoạt đời thường, chiến tranh hay phong cảnh, chẳng hạn như tác phẩm “Tát nước đồng chiêm” của họa sĩ Trần Văn Cẩn hay “Bình minh trên nông trang” của họa sĩ Nguyễn Đức Nùng. Màu sắc trên các tranh sơn mài cũng rất truyền thống như vàng đất, vàng và đen, rất ít màu xanh lá và nâu. Để các tác phẩm sơn mài mang hơi thở thời đại hơn, các họa sĩ trẻ đã đã tạo ra nhiều màu sắc hơn cho các bức tranh sơn mài, thêm các chất phụ gia cho quá trình vẽ tranh, và thể hiện nhiều chủ đề đương đại.
Bức tranh sơn mài “Bắc Nam một nhà” của họa sĩ tiên phong cho dòng tranh sơn mài Nguyễn Văn Tỵ
Hiện nay, nghệ thuật sơn mài nói chung cũng như tranh sơn mài nói riêng đang trong ghi danh để trở thành di sản thế giới. Nếu được công nhận, những tranh sơn mài lộng lẫy tuyệt đẹp Việt Nam sẽ có thêm động lực mới để đến gần hơn với bạn bè quốc tế.
Biên dịch: Minh Hậu
Biên tập: Thu Huyền
Nguồn: Vietnamese lacquer art takes on the world | vietnamnet.vn