-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Tranh sơn mài
Tranh sơn mài Việt Nam đã thu hút nhiều sự chú ý của giới nghệ thuật nhờ những khía cạnh độc đáo và tính chất dân tộc của nó.
Theo một nghiên cứu về nghệ thuật tạo hình, sơn mài đã đóng một vai trò không nhỏ về mặt chất liệu truyền thống trong hội họa Việt Nam.
Sơn mài đã trải qua một chặng đường dài để được sử dụng rộng rãi như ngày nay. Cách đây khoảng hai thế kỷ, người Việt Nam đã biết chế biến sơn mài thô để trang trí và bảo vệ các vật dụng, đồ đạc và kiến trúc hàng ngày của họ khỏi bị thiên nhiên tàn phá. Đồ vật bằng tre, nứa, vải, gỗ, da sau khi được phủ sơn mài sẽ bóng và không bị ngấm nước và bền màu.
Tuy nhiên, chỉ đến khi các sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tìm tòi nghiên cứu, tranh sơn mài mới chính thức ra đời, đánh dấu một bước ngoặt của nền mỹ thuật Việt Nam. Cụ thể, Trần Văn Cẩn, Phạm Hậu và Nguyễn Gia Trí là những nghệ sĩ tiên phong trong việc du nhập và phát triển dòng tranh sơn mài hiện đại, vốn dĩ bắt nguồn từ việc trang trí đơn giản các họa tiết kiến trúc trong đình, chùa và các nghề thủ công truyền thống.
Bình Phong, Nguyễn Gia Trí
Ngoài chất sơn mài truyền thống, tranh sơn mài hiện đại không thể thiếu những chất liệu như vỏ trứng, vỏ trai, ốc hay thậm chí là những tấm bạc, vàng; ngày nay màu sắc cũng không bó hẹp trong 3 màu truyền thống chính là nâu, đen và đỏ son. Để tạo ra một bức tranh sơn mài thực sự, phải mất khoảng 5 đến 6 tháng và các nghệ sĩ phải trải qua khoảng 20 công đoạn.
Bước đầu tiên là chọn loại gỗ phù hợp để làm vóc. Gỗ sẽ được phủ bởi một lớp sơn mài tự nhiên để không bị hư hại bởi thời tiết và côn trùng. Sơn mài nóng được sử dụng để vẽ viền và màu sắc được vẽ lên sau đó từng lớp một. Giữa mỗi lớp, các nghệ nhân phải đợi cho đến khi lớp sơn mài trước đó khô đi và mài trong nước để làm mịn. Có rất nhiều nghịch lý trong việc làm tranh sơn mài: Nếu bạn muốn cho bức tranh sơn mài khô, phải phải tránh nó khỏi gió; nếu bạn muốn nhìn thấy kết quả của hình ảnh, bạn phải mài cho đến khi hình ảnh và đường nét xuất hiện.
Công đoạn cuối cùng là đánh bóng tranh cũng cần được thực hiện hết sức cẩn thận để tạo nên bề mặt bóng đẹp cho tác phẩm nghệ thuật này. Tạo ra một bức tranh sơn mài đòi hỏi rất nhiều sự chăm chỉ, kiên trì và đam mê và chỉ khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp đặc biệt của những bức tranh đó, bạn mới thực sự hiểu được những nỗ lực xứng đáng của các nghệ sĩ.
Người ta nói rằng, với sơn mài, một lần nữa, nông thôn, cảnh vật, kiến trúc, con người và cuộc sống đời thường được tái hiện rực rỡ, sống động trong những bức tranh truyền thống nhưng mang hơi thở và phong cách mới mẻ.
Biên dịch: Đạt
Biên tập: Huyền
Nguồn: https://www.vietnamonline.com/culture/lacquer-painting.html