Tin tức

Tranh sơn mài

Sơn mài là một chất liệu phổ biến ở Đông Á, dùng để vẽ tranh, trang trí đồ dùng. Chất liệu này cũng đã được tìm thấy ở nhiều nơi như :Châu Âu, phương Tây, Ba Tư và Trung Đông,.... Loại hình nghệ thuật này được hồi sinh và phát triển như một thể loại hội họa riêng biệt của hội họa Việt Nam, đặc biệt vào những năm 1930.

Kỹ thuật

Để tạo ra một bức tranh sơn mài hoàn chỉnh có thể mất đến vài tháng tùy thuộc vào kỹ thuật và số lượng lớp sơn mài. Ở Việt Nam, khi vẽ tranh sơn mài họa sĩ sẽ chuẩn bị một tấm ván đen (vóc). Tiếp đó, lớp sơn mài màu đầu tiên được vẽ lên, tiếp theo là lá bạc và một lớp sơn mài trong suốt. Sau đó, nhiều lớp sơn màimàu sắc khác nhau được vẽ bằng cọ, với các lớp sơn mài rõ ràng giữa chúng. Ở Việt Nam, một nghệ nhân có thể sơn đến mười lớp sơn màimàu và trong thời nhà Minh, các quy trình bao gồm lên đến hàng trăm lớp. Mỗi lớp yêu cầu phải làm khô và được đánh bóng. Khi tất cả các lớp sơn đã khô, người họa sĩ sẽ đánh bóng các phần khác nhau của bức tranh cho đến khi màu sắc tác phẩm lộ dần ra. Giấy ráp mịn,hỗn hợp bột than và tóc được sử dụng cẩn thận để đạt được sự chính xác của từng màu cụ thể.
 
Phong cách ở nhiều quốc gia :
Trung Quốc

Một bức tranh sơn mài trên gỗ, có từ thời Bắc Ngụy.
 

Bộ tranh sơn mài Pingyao

Sơn mài đã được sử dụng từ triều đại nhà Thương (1384-1111 TCN) để trang trí và bảo quản các đồ vật bằng gỗ. Đến thời Hán, các đồ trang trí đã trở nên phức tạp hơn. Tranh sơn mài đôi khi được sử dụng để trang trí các đồ vật bằng gỗ như "hộp kẹo Trung Quốc" truyền thống.

Nhật Bản
Ở Nhật, tranh sơn mài chỉ là thứ yếu sau các kỹ thuật như khảm bạc, Maki-e trên đồ sơn mài Nhật Bản, và chạm khắc trên đồ sơn mài Kamakura-bori - bức tranh đặc trưng về các công trình "Japanning" của nước Anh công nghiệp.


Kĩ thuật Kamakura - bori

Hàn Quốc
Nghệ thuật “najeon” của Hàn Quốc cũng liên quan đến tranh sơn mài, “najeonchilgi” là một loại thủ công mỹ nghệ đặc biệt của Hàn Quốc.

kĩ thuật sơn mài Najeonchilgi

Nga

Hộp sơn mài của Nga

Truyền thống tranh sơn mài của Nga (tiếng Nga: лаковая живопись, lakovaya zhivopis) trước cách mạng được kết nối với nghệ thuật dân gian và sản xuất các biểu tượng. Fedoskino thu nhỏ (tiếng Nga: федоскинская миниатюра) của làng Fedoskino là một thể loại tranh sơn mài thu nhỏ trên giấy bồi papier-mâché, có nguồn gốc từ cuối thế kỷ XVIII. Từ những năm 1930 thể loại này cũng bắt đầu được sử dụng trong nghệ thuật vô sản. Tranh sơn mài của Nga được phủ lên qua nhiều lớp vecni, tạo ra hiệu ứng ba chiều.
Việt Nam
Tranh sơn mài, được sản xuất từ nhựa của cây sơn Rhus succedanea, phát triển ở Việt Nam như một hình thức vẽ tự do, tách biệt với việc trang trí các đồ vật bằng gỗ. Sự phục hưng và kết hợp với kỹ thuật Pháp đã xảy ra vào những năm 1930 gắn liền với các giáo viên Pháp và sinh viên Việt Nam của Trường Đại học Mỹ thuật Đông dương ở Hà Nội, từ năm 1925 đến năm 1945 như Joseph Inguimberty Nguyễn Gia Trí. Trong số các họa sĩ sơn mài thế hệ mới của Việt Nam, nổi bật là Công Quốc Hà, người đã nhận được nhiều giải thưởng và các tác phẩm của anh thường xuyên được triển lãm trên thế giới.

Tranh sơn mài "Ngọn" của họa sĩ Vũ Văn Tịch

 

Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Lacquer_painting
Biên dịch: Hưng
Biên tập: Trang Hà

 

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon