-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Tiêu điểm nghệ thuật kỹ thuật số: “một trào lưu” hay cách mạng NFT?
Một trong những cuộc đấu giá quan trọng nhất trong những năm gần đây đã diễn ra tại Christie’s, không có những cuộc đấu giá gay gắt hay những tiếng búa gõ chốt giá ồn ào, thế nhưng những khoản tiền lớn vẫn đang tiếp tục di chuyển: nghệ sĩ được biết đến với cái tên Beeple đã bán tác phẩm “5000 ngày đầu tiên” của mình với giá 69,3 triệu đô la.
Beatriz Ordovás, giám đốc bộ phận nghệ thuật đương đại và hậu chiến tại Christie’s Tây Ban Nha, cho biết: “Đó là mức giá cao thứ ba mà một nghệ sĩ còn sống từng đạt được”. Việc bán được tác phẩm này là một cột mốc quan trọng không quá nhiều về giá cả, nhưng đây là lần đầu tiên một nhà đấu giá lớn đưa ra một tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số hoàn toàn sẽ được trả bằng tiền điện tử và đấu giá trực tuyến.
Trong một thế giới mà mọi thứ đều có thể được sao chép chỉ bằng một thao tác copy paste đơn giản, NFT mang lại tính độc đáo và tính độc quyền. “Chức năng của chúng là đảm bảo tính xác thực” Ordovás giải thích. Tác phẩm của Beeple, một bức ảnh ghép khổng lồ gồm 5.000 hình ảnh được thực hiện mỗi ngày một bức, có thể có giá trị nghệ thuật, nhưng chính NFT là nền tảng cho nó, điều đó mới mang lại giá trị kinh tế. Vài người cho rằng công nghệ mới này mang tính cách mạng, thay đổi thế giới nghệ thuật mãi mãi, trong khi những người khác lại tuyên bố rằng thứ mà họ coi chỉ là bong bóng sẽ vỡ ra và chẳng để lại gì ngoài một làn khói.
(‘5000 Ngày đầu tiên’, bởi một nghệ sĩ dưới tên Beeple, bán tại Christie’s với giá 69.3 triệu USD vào ngày 11 tháng 5, 2021)
Trước khi làm nên lịch sử tại Christie’s, giá trị trung bình của một tác phẩm Beeple dao động trong khoảng 100 USD. “Các nghệ sĩ kỹ thuật số không thể bán tác phẩm của họ giống như những người làm việc trong thế giới thực. NFTs đã chấm dứt rào cản đó ”, giải thích bởi Primavera De Filippi, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Internet & Xã hội Berkman-Klein của Đại học Harvard và Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp. De Filippi có một cái nhìn lạc quan về công nghệ và tin rằng nó đã nâng cao công việc của các nghệ sĩ như Beeple bằng cách phát triển những hạn chế của thế giới vật chất để thúc đẩy giá cả: “NFT đã tạo ra một dạng ‘khan hiếm kỹ thuật số’ và điều này làm tăng giá trị của tác phẩm, ”cô nói. Cô tin rằng NFT đã giới thiệu những nghệ sĩ mới vào thị trường nghệ thuật và cũng giới thiệu những người mua mới.
Giá trị của thị trường nghệ thuật kỹ thuật số đã tăng 299% vào năm ngoái, theo Báo cáo NFT 2020, và đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm: thị trường xa xỉ, các hãng trò chơi điện tử, âm nhạc và các đội thể thao đều muốn tham gia. Dòng tweet đầu tiên của Jack Dorsey trên Twitter đã được bán dưới dạng NFT với giá gần 3 triệu đô la vào tháng 3. Vài ngày sau, meme Nyan Cat (video mèo pixel có vệt cầu vồng) đạt 600.000 USD. Ca sĩ The Weeknd đã bán một bộ sưu tập âm nhạc và video vào tháng 4 năm ngoái với giá 2 triệu đô la dưới dạng NFT. Ozuna, Steve Aoki và các nhạc sĩ khác cũng đã theo nhau dùng NFT.
Những NFT này không được mua bằng đấu thầu hợp pháp, mà là bằng tiền điện tử, thường là Ethereum - đơn vị tiền tệ của blockchain Ethereum. Công nghệ blockchain đảm bảo tính xác thực của các giao dịch qua internet và do vai trò quan trọng của Ethereum trong sự hùng mạnh của NFT, giá trị của nó đã tăng hơn 1.700% kể từ đầu năm 2020. Nhiều người tin rằng sự tăng trưởng này không thể nào là từ tự nhiên mà lên.
Andrés Guadamuz, một giáo sư tại Đại học Sussex và chuyên gia về quyền sở hữu trí tuệ kỹ thuật số cho biết: “Rõ ràng là có sự suy đoán”. “Nhiều người trong chúng tôi, những người theo dõi thế giới này đã bị choáng ngợp,” ông tiếp tục, đặt biệt vào thời điểm bùng nổ đầu năm nay và cả việc bán tác phẩm của Beeple qua NFT.
Giá tiền tiếp tục tăng lên, tuy nhiên, hiện trên thị trường NFT đang bắt đầu có dấu hiệu quá tải. Hoạt động liên quan đến NFT đã thay đổi rất nhiều trên tất cả phương tiện. Số lượng người sử dụng thị trường NFT đã giảm 80% từ mức cao nhất là 650.000 người dùng vào đầu năm xuống còn khoảng 128.000 vào tuần đầu tiên của tháng 8. Theo trang web Statista, doanh số bán tác phẩm đã đạt mức ấn tượng 200 triệu đô la vào tháng 2 năm ngoái, nhưng lãi suất đã giảm mạnh trong những tháng tiếp theo, chỉ ở mức 25 triệu đô la vào tháng 5. Một số coi đây là cái chết của NFT, trong khi những người khác tin rằng chúng chỉ chứng tỏ sự biến động cực độ của chúng. Thị trường NFT cuối cùng đã chứng minh ý kiến thứ hai là đúng, khi vào tháng 8, doanh số bán hàng của NFT đã lập được một kỷ lục mới (206 triệu đô la).
Điều gì xảy ra tiếp theo không ai đoán được. “Ethereum là một loại tiền điện tử rất không ổn định” Guadamuz chỉ rõ, “Và như vậy, mức giá cao trời đất mà chúng ta đang nói đến, đến một mức độ nào đó, là không tồn tại.” Giá Ethereum cao ngất ngưởng và việc nó không được sử dụng trong thế giới thực đã thúc đẩy các nhà đầu tư phải ‘chơi một ván cược’ vốn đã tách biệt khỏi thế giới thực. Nhà nghiên cứu Primavera De Filippi không đồng ý: “Điều này thật sự đang diễn ra ở đời thực rồi”, “Bạn không thể giao dịch bằng Ethereum, nhưng bạn có thể đổi nó lấy giá thầu hợp pháp bất cứ khi nào bạn muốn. Nó kiểu như nói vàng là một tài sản ‘hư cấu’ chỉ vì bạn không thể đi mua bánh mì bằng vàng. "
(Tiền điện tử CryptoPunks trình chiếu ở New York, tháng 5)
Khả năng suy đoán đã là một phần của việc sưu tầm nghệ thuật từ rất lâu trước khi NFT ra đời. Nhưng sự mới lạ của công nghệ khiến việc đó trở nên rủi ro hơn nhiều. Jo Michell, Phó Giáo sư Kinh tế tại UWE Bristol, cho biết: “Giao dịch bằng các hình thức mới và chưa được nghiên cứu quá kĩ, chẳng hạn như NFT, có thể gọi việc đó là cá cược còn hơn là đầu tư”. Khoản đầu tư này rủi ro bởi vì xu hướng thị trường này không thể đoán trước được gì, chẳng hạn như một công ty sắp phá sản hay việc sự nghiệp thăng tiến của một nghệ sĩ. Michell nói thêm: “Rất nhiều quyết định được đưa ra theo xu hướng” . Nhưng trong số nghệ thuật kỹ thuật số, không phải ai cũng đưa ra quyết định như nhau. Nhà kinh tế học cho biết: “Những người giàu có sẵn sàng chi một lượng tiền lớn cho các đơn vị điện tử, chẳng hạn như NFT. “Điều này dẫn đến việc các nhà đầu tư khác khiêm tốn hơn sẽ bắt chước họ.”
Một lý do khác cho ‘cơn sốt’ tiền điện tử này ít được cân nhắc quyết định hơn: tâm lý. Niềm tin mà chúng ta có đối với một số tài sản và địa vị là chúng ta đã thấu hiệu giá trị của nó ra sao. Việc sưu tập dựa trên tầm hiểu biết rõ ràng này, từ việc sưu tập tem cho đến bong bóng hoa tulip ở Hà Lan thế kỷ 17, khi củ hoa tulip đôi khi được đổi lại để lấy các dinh thự - một ví dụ điển hình nhất về cách sưu tập có thể tạo ra sự bất biến về kinh tế.
Matt Stephenson là một ứng viên Tiến sĩ tại Đại học Columbia và nghiên cứu kinh tế học hành vi và NFTs từ góc độ tâm lý học. Ông giải thích: “Mọi người hào hứng với chúng vì chúng có một số đặc tính nhất định như tài sản của chúng ta ở thế giới thực”. “Chúng duy nhất, có thể được sở hữu, bán, tiêu hủy và theo dõi theo thời gian”. Kết quả là, nếu một nghệ sĩ làm nghệ thuật NFT, nó sẽ có các tính chất giống như một bức tranh truyền thống.
Stephenson tin rằng thực tế là mọi người sẽ trả hàng triệu USD cho một NFT chứ không phải cho một tệp JPG, vốn cũng được sử dụng để lưu hình ảnh kỹ thuật số, nói lên nhiều điều về chúng ta hơn là về thị trường nghệ thuật. Ông nói: “Tâm lý học nhận thức cho thấy rằng con người có thể phân biệt giữa các đối tượng gần như giống hệt nhau dựa theo số đông, niềm tin và ý kiến được xã hội chấp nhận”. Giá trị, luôn có yếu tố xã hội mạnh mẽ.
Vào đầu tháng 5, nguồn cấp dữ liệu Twitter của Kyle Swenson bắt đầu tràn ngập những chú khỉ: khỉ đeo kính râm, khỉ mặc áo Hawaii, khỉ đội mũ thủy thủ, với nụ cười và khuôn mặt hài hước. Tất cả đều hơi kỳ lạ, Swenson nghĩ, cho đến khi người doanh nhân 25 tuổi ở Florida mua hình ảnh đại diện khỉ của riêng mình. Anh ấy đã tham gia Bored Ape Yacht Club (Câu lạc bộ Du thuyền Khỉ buồn chán), một trang web bán ảnh đại diện được liên kết với NFT. Trang web ra mắt vào ngày 30 tháng 4 và đưa 10.000 hình ảnh về những chú khỉ lên để bán. Mỗi hình đại diện, với thẩm mỹ hoạt hình và các đặc điểm độc đáo, được bán trên thị trường với giá khoảng 200 đô la. Họ bán hết trong vòng một ngày. Hầu hết người dùng đã mua một số để bán lại hoặc trao đổi chúng. Ngày nay, chúng chỉ có thể được mua lại trên nền tảng Open Sea và chiếc ảnh đại diện rẻ nhất có giá khoảng 45.000 đô la. Trong khi những chú khỉ hiếm nhất đạt đến các giá trị ngất ngưởng, các hình ảnh phổ biến hơn luôn sẵn có. Theo một cách nào đó, chúng giống như thẻ bóng chày sưu tập, chỉ có nhiều tiền hơn đang được đặt lên bàn cân.
Swenson có hai con Bored Apes, hai Bored Ape Kennels, một số Goatz, một số Pudgy Penguins, một số Alien Boys ... Tất cả đều là một phần của các bộ sưu tập NFT khác nhau. Cũng giống như thời từng có các nhãn dán bóng đá và Disney tại cửa hàng tạp hóa, có rất nhiều bộ sưu tập NFT đủ loại trên internet. The Bored Apes hiện đang mới nhất đang được chú ý. Đầu tiên, và thành công nhất, là CryptoPunks. Một trong những hình ảnh 8-bit này đã được bán tại Christie’s vào tháng 5 năm ngoái với giá gần 17 triệu đô la.
Nghệ thuật Avant-garde?
Vậy tại sao người ta lại trả số tiền lớn như vậy? Guadamuz khẳng định: “Từ quan điểm nghệ thuật, tôi có thể nói rằng chúng thật tào lao. “Nhưng giá trị CryptoPunks là nó là cách trao đổi mã hóa đầu tiên.” De Filippi đồng ý với anh ấy, trong khi nhận ra sự đơn giản và đưa đến những hình thức mới mẻ hơn. “Nó giống [Marcel] Duchamp, người đầu tiên tạo ra các tác phẩm ready-made (các đồ vật hàng ngày chỉ được chuyển đổi thành nghệ thuật thông qua bối cảnh của chúng). Đó là lý do tại sao các tác phẩm của anh ấy có giá trị, vì tính tiên phong”.
Quy tắc đầu tiên của Bored Ape Yacht Club rất đơn giản: “khỉ thấy, khỉ làm”. “Trước khi tham gia, tôi hầu như không có bất kỳ người theo dõi nào trên Twitter, bây giờ tôi đã có vài nghìn người,” Swenson tự hào chia sẻ. Yếu tố xã hội của các cộng đồng NFT rất quan trọng đối với những người sưu tập, vì việc đạt được địa vị và điên đảo về các tác phẩm bạn có thể kéo tăng giá cao hơn. Về cơ bản, điều gì khiến bạn trở nên ‘ngầu’ hơn đôi khi cũng khiến bạn trở nên giàu có hơn.
Thực ra không có ‘du thuyền’ hay ‘khỉ’, nhưng Bored Ape Yacht Club thực sự hoạt động như một câu lạc bộ xã hội. “Khi bạn mua một chú khỉ, bạn đã tham gia vào một cộng đồng,” Swenson, người cũng thành lập Bored Ape Gazette, tờ báo về kỷ lục cho cộng đồng này, giải thích. Stephenson khẳng định rằng có một yếu tố lớn trong tâm lý xã hội về sự trỗi dậy của những món đồ sưu tầm này. Ông nói: “Chắc chắn có một cảm giác thú vị, thậm chí giống như trẻ con, khi thu thập NFT. “Và khoe chúng cho bạn bè của bạn, sưu tập những bức ảnh hiếm có ... chắc chắn là một phần của sự hấp dẫn.”
Chuyên gia này tin rằng sự thành công của các bộ sưu tập NFT phụ thuộc vào - nay còn được gọi là - sự chú ý nền kinh tế. Ảnh đại diện của chính Stephenson trên Twitter là một chú khỉ có khuôn mặt hài hước, điều đó có nghĩa là dễ dàng nhận ra anh ta là một trong 10.000 hình đại diện của Bored Ape Yacht Club. Đó là một món quà: "Đó là lý do tại sao chú khỉ có một chiếc mũ sinh nhật." Stephenson, giống như nhiều người khác, đã tham gia bữa tiệc. Và đó là một trong những bữa tiệc còn lâu mới kết thúc.
Nguồn : https://english.elpais.com/usa/2021-09-25/euphoria-in-digital-art-a-bubble-or-an-nft-revolution.html
Hưng