VN | EN

Tin tức

Pharaoh tại NGV là triển lãm lớn nhất về nghệ thuật Ai Cập cổ đại từng có ở Úc (Phần 2 )

Sự công phu và gần gũi

Có một số hiện vật trong triển lãm rất đáng chú ý như: Một bức tượng đầu khổng lồ bằng đá granit, có lẽ là của Vua Amenemhat III; tượng Pharaoh Sety II ngồi bằng đá sa thạch bằng với kích thước thật, đeo biểu tượng đánh dấu địa vị hoàng gia của ông; Tượng sư tử bằng đá granit đỏ thị uy do Pharaoh Amenhotep III dựng lên, được Pharaoh Tutankhamun khắc lại; Tượng đá vôi của Pharaoh Horemheb và vợ ông; bức phù điêu bằng đá vôi khổng lồ vẽ hình vua Mentuhotep II đội vương miện màu đỏ; và tác phẩm điêu khắc bằng đá vôi hoành tráng Tượng Ramses II với hình ảnh là một trưởng linh mục.

Tượng sư tử. Tên ban đầu là Sudan, Soleb; sau này là Sudan, Vương triều thứ 18 của Gebel Barkal, triều đại của Amenhotep III, khoảng 1390–1352 TCN. Tạo tác bằng đá granit đỏ. 

Bảo tàng Anh, Luân Đôn © Ban quản trị Bảo tàng Anh

Tất cả đều là những tác phẩm khổng lồ với sự trình diện mạnh mẽ, rõ ràng và trường tồn. 

Điều tò mò là một số hiện vật có các phân mảnh như đồ trang sức vô cùng tinh xảo, được dùng để làm con dấu, nhẫn, mảng, bùa hộ mệnh, mặt dây chuyền, hạt và khuyên tai. Chúng bao gồm: vật trang trí hình con bọ hung có cánh cầm đĩa mặt trời, mô tả tên ngai của Vua Senusret II với những mảnh ngọc lưu ly; cây ném sứ của Pharaoh Akhenaten – chiếc boomerang của Ai Cập cổ đại; Bùa hộ mệnh, hạt và mặt dây chuyền làm bằng electrum, bạc, lapis lazuli, fenspat, thạch anh tím, cornelian, thủy tinh; Đầu bò được chạm khắc trên một mảnh lưu ly, trang trí thêm uraei và hoa sen làm bằng vàng.

Cây ném của Pharaoh Akhenaten. Ai Cập, Amarna, Lăng mộ Hoàng gia Vương triều thứ 18, triều đại của Amenhotep IV/ Akhenaten, khoảng 1352–1336 TCN, làm bằng sứ. 

Bảo tàng Anh, Luân Đôn © Ban quản trị Bảo tàng Anh

Mặc dù người ta có thể bị quyến rũ bởi thiết kế trang trí, sự khéo léo tinh xảo làm bởi vật liệu quý giá, nhưng còn có nét tâm linh ở những đồ vật đẹp đẽ này mà người ta còn ít chú ý tới. Chúng nhằm mục đích xua đuổi tà ma và cầu xin sự chuyển đổi suôn sẻ của chủ nhân sang cuộc sống vĩnh cửu, nơi người đó có thể trải nghiệm cuộc sống ở hình dạng hiện tại mà không bị đau đớn, bệnh tật hay khó khăn.

3.000 năm nghệ thuật

Cuốn sách của người chết (được dịch chính xác hơn là "Sách xuất hiện từng ngày") là một tập hợp những phép thuật nhằm hỗ trợ cuộc hành trình của một người đã khuất qua thế giới ngầm. Những văn bản được chuẩn bị và bàn luận về nhu cầu của một cá nhân cụ thể.

1 trang từ sách Abbott. Ai Cập, Thebes cuối Vương triều thứ 20, triều đại của Ramses IX, khoảng năm 1110 TCN. Chất liệu giấy cói. 

Bảo tàng Anh, Luân Đôn © Ban quản trị Bảo tàng Anh

Cuốn sách này hiện lên như là giọng nói của một người Ai Cập cổ đại đang nói chuyện trực tiếp với độc giả.

Một đoạn viết:

Thân xác tôi không có tội lỗi. Tôi chưa bao giờ cố ý nói điều không đúng sự thật, tôi cũng chưa làm điều gì với tấm lòng giả dối. Xin ban cho tôi may mắn để trở thành những người được ưu ái dõi theo bạn, và tôi cũng có phước lành trở thành một Osiris được vị thần xinh đẹp vô cùng ưu ái.

Cuộc triển lãm quan trọng này ghi lại nghệ thuật của Ai Cập cổ đại trong 3.000 năm. Từ sự thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập cũng như khởi đầu của Vương quốc Cổ đại với sự phát triển của chữ tượng hình, vào khoảng 3.000 năm trước Công nguyên, cho đến cuộc chinh phục của người La Mã. Vẻ uy nghiêm, thiêng liêng diễn ra xuyên suốt chương trình triển lãm để tôn vinh sức mạnh vĩnh cửu và kỳ diệu của nghệ thuật.

Triển lãm nghệ thuật Pharaoh diễn ra tại Phòng trưng bày Quốc gia Victoria cho đến ngày 6 tháng 10.

Xem thêm phần 1 tại đây

 

Biên dịch: Vũ

Nguồn: Pharaoh at the NGV is the greatest exhibition of ancient Egyptian art ever seen in Australia 

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon