-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Những hoạ sĩ theo trường phái Ấn tượng bên ngoài nước Pháp thu hút sự chú ý trong lễ kỷ niệm 150 năm phong trào (Phần 2)
Là một phần của Tuần lễ Nghệ thuật London, David Messum Fine Art cũng kỷ niệm 50 năm trưng bày các tác phẩm thuộc trường phái Ấn tượng Anh. Năm 1985, phòng trưng bày xuất bản cuộc khảo sát toàn diện đầu tiên về Chủ nghĩa Ấn tượng Anh, với tiêu đề “A Garden of Bright Images” (Khu vườn của những hình ảnh tươi sáng). Đó là một nỗ lực nhằm thu hút sự chú ý đến lĩnh vực hội họa của Anh mà sau đó thường bị bỏ qua để ủng hộ những người theo chủ nghĩa Hiện đại chịu ảnh hưởng của trường phái Hậu Ấn tượng, chẳng hạn như Paul Nash, Stanley Spencer và Ben Nicholson. Messum gợi ý rằng “Chủ nghĩa Ấn tượng ở Anh đã có mặt trước Chủ nghĩa Ấn tượng Pháp - Constable, Gainsborough, Turner. Hai nhánh này đã có sự ảnh hưởng lẫn này.”
Phòng trưng bày ủng hộ các hoạ sĩ thuộc Scottish Colorists - Samuel John Peploe, Francis Campbell Boileau Cadell, GL Hunter và John Duncan Fergusson - những người được đào tạo ở Pháp và theo sát sự phát triển nghệ thuật ở đó. Messum nói: “Thị trường của họ đã được hưởng lợi rất nhiều từ sự chú ý của chúng tôi và chúng tôi cũng đã tìm thấy thị trường cho Chủ nghĩa Ấn tượng Thụy Điển”.
Năm nay, trường Newlyn là trọng tâm chú ý chính của Messum, bao gồm những bức tranh mới thu được về các chủ đề địa phương với nét vẽ mới và màu sắc tươi sáng của Harold Harvey, người từng học tại Académie Julian ở Paris, và Gertrude Harvey, vợ của hoạ sĩ.
Tại Hội chợ Treasure House, Macconnal-Mason sẽ trưng bày tác phẩm nghệ thuật của Harold Harvey (khoảng 150.000 bảng Anh), cũng như một góc nhìn về Pháp của Lucien Pissarro (“người mà chúng tôi nghĩ là người Anh”). Trong số những bức tranh được giới thiệu bao gồm “Sunset on the Thames” (Hoàng hôn trên sông Thames) (1917), được vẽ từ bờ kè của họa sĩ người Bỉ Emile Claus, người chịu ảnh hưởng nhiều từ Monet và đã trải qua những năm chiến tranh thế giới thứ nhất ở London. David Mason nói: “Chúng tôi đặc biệt thích khung cảnh London cũng như những phong cảnh của hoạ sĩ ấy, gần với chủ nghĩa hiện thực xã hội.”
“Sunset on the Thames” (Hoàng hôn trên sông Thames), tranh của Emile Claus được giới thiệu bởi Macconnal-Mason. Ảnh: Macconnal-Mason
Là người ủng hộ biến thể của trường phái Ấn tượng Bỉ, được gọi là chủ nghĩa ánh sáng, Claus sẽ có một bức tranh phấn màu được trung bày tại hội chợ với Leighton Fine Art. Nick Leighton gợi ý rằng “thị trường dành cho những cái tên ít được biết đến này là thị trường thú vị nhất. Những hoạ sĩ này vẫn rất dễ tiếp cận.”
Mùa hè này là một cơ hội quý giá cho những hoạ sĩ theo trường phái Ấn tượng Anh. Cuối cùng những tác phẩm của họ đã được đánh giá lại và coi trọng hơn. Với sự đa dạng của các trường phái khác nhau, những hoạ sĩ giỏi nhất trong số họ chắc chắn xứng đáng, sau 150 năm nữa, vẫn được ghi nhận tên tuổi theo đúng nghĩa của họ là những hoạ sĩ của trường phái Ấn tượng.
Xem thêm phần 1 tại đây
Nguồn: https://www.ft.com/content/b3a87737-b6ca-430b-a753-ad71d4e78ed8
Biên dịch: Huyền Trịnh